Một công ty công nghệ hàng đầu thế giới lẽ ra giờ đây phải ở vị trí của
Google nhưng lại đứng trước viễn cảnh phải bán đi cổ phần. Hãy cùng tìm
hiểu chuyện gì đã xảy đến với Yahoo qua lời kể của Paul Graham – người
đã sáng lập ra Viaweb và sau đó làm việc cho Yahoo khi công ty này mua
lại phần mềm của ông.
Tháng 8 năm 2010
Khi tôi đến làm việc cho Yahoo sau khi họ mua lại công ty Viaweb của mình, tôi cảm thấy như mình đang ở trung tâm của thế giới. Yahoo lúc đó đã rất nổi tiếng và có tiềm năng trở thành 1 trong những công ty hàng đầu thế giới. Tuy nhiên giờ đây Yahoo đang lâm vào tình cảnh cực kỳ khó khăn và phải bán đi cổ phần nhằm cứu vãn lại tình hình. Vấn đề của Yahoo là gì? Đó là 2 vấn đề đã nảy sinh ngay từ khi công ty mới thành lập: tài chính và ý nghĩ “Yahoo không phải là 1 công ty công nghệ”.
Tài chính
Lần đầu tiên tôi gặp Jerry Yang, chúng tôi mỗi người có 1 ý nghĩ riêng. Jerry Yang muốn gặp chúng tôi trước khi mua lại công ty còn chúng tôi thì muốn chỉ cho ông công nghệ mới của mình: Revenue Loop – 1 kiểu sắp xếp kết quả mua sắm. Công ty sẽ đưa ra 1 mức % doanh số cho lượng truy cập và kết quả sẽ sắp xếp theo số lần người dùng truy cập. Nó cũng giống như cách mà Google sắp xếp quảng cáo nhưng thời điểm tôi nói tới là mùa xuân năm 1998 – trước cả khi Google thành lập.
Revenue Loop mang đến 1 cách sắp xếp kết quả tìm kiếm theo cách sử dụng của người dùng và từ đó cho những kết quả chính xác hơn. Yahoo có thể qua đó mà quyết định số tiền muốn bán cho mỗi liên kết. Tuy nhiên Jerry dường như không quan tâm lắm. Tôi thất rất khó hiểu. Chúng tôi đang giới thiệu 1 công nghệ giúp ông ấy kiếm tối đa lợi nhuận từ bộ máy tìm kiếm mà ông không quan tâm? Liệu có phải tôi giải thích quá kém hay ông ấy giả vờ quá tài tình?
Sau này khi bắt đầu làm việc cho Yahoo tôi mới nhận ra cả 2 lý do trên đều không phải. Lý do mà Jerry không quan tâm về công nghệ mang đến lợi nhuận từ tìm kiếm là vì các nhà quảng cáo đã trả quá nhiều tiền cho họ rồi và nếu giờ đây họ sử dụng công nghệ sắp xếp theo thói quen của người sử dụng này thì lợi nhuận sẽ giảm đi.
Doanh thu lớn nhất lúc đó là từ banner quảng cáo. Nhóm bán hàng dẫn đầu bởi Anil Singh của Yahoo mang về hàng triệu USD từ các lượt xem banner. Hàng triệu USD để quảng cáo là rẻ so với báo giấy nhưng quá đắt so với chất lượng của banner. Thực sự quá nguy hiểm khi phụ thuộc vào nguồn thu này bởi các nhà quảng cáo sẽ sớm nhận ra số tiền họ chi mang về hiệu quả chẳng đáng là bao.
Ngoài banner thì Yahoo cũng thu được lợi nhuận lớn từ các công ty mới nổi. Nhìn thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Yahoo, các nhà đầu tư cũng bắt đầu bước vào lĩnh vực kinh doanh mạng. Công ty của họ mua quảng cáo trên Yahoo để kiếm lượt truy cập, Họ chỉ muốn càng nhiều người nhìn thấy nhãn hiệu của mình càng tốt, không kể chất lượng ra sao. Nhờ đó Yahoo và các bộ máy tìm kiếm khác mới phát triển được.
Hồi cuối năm 1998 đầu năm 1999 tôi đã từng nói với David Filo rằng Yahoo nên mua lại Google bởi khi đó tôi và hầu hết các nhà lập trình khác trong công ty sử dụng Google thay vì Yahoo để tìm kiếm. Ông nói rằng chúng tôi không cần lo ngại bởi dù tìm kiếm của Google có tốt hơn nhưng lượng tìm kiếm chỉ chiếm có 6% lượng truy cập đến chúng ta và Yahoo đang tăng trưởng 10% mỗi tháng. Lúc đó tôi cũng không nhận ra được giá trị của tìm kiếm. Nhưng nếu các nhà lãnh đạo Yahoo nhận ra được tầm quan trọng của việc tìm kiếm thì có lẽ mọi thứ đã khác. Tiếc rằng lúc đó giữa công nghệ và tiền, họ lại chọn tiền. Miễn là các khách hàng vẫn trả các khoản tiền lớn cho quảng cáo thì họ không quan tâm đến kết quả tìm kiếm của người dùng. Và đó cũng chính là 1 trong 2 lý do lớn khiến Yahoo thất bại. Google thành công bởi họ không bị tiền bạc làm xao nhãng.
Lập trình viên
Ngoài tiền bạc thì Yahoo còn 1 vấn đề lớn khác, đó là họ không coi mình là công ty công nghệ. Khi tôi đến làm việc ở Yahoo, họ gọi mình là 1 công ty truyền thông. Trong khi văn phòng của Yahoo chẳng khác gì 1 công ty phần mềm với các lập trình viên ngồi viết code ở khắp mọi nơi, các tổng đài viên hỗ trợ khách hàng liên tục… thì Yahoo lại gọi mình là 1 công ty truyền thông? Thật kỳ lạ.
Lý do cho việc này là từ cách mà họ kiếm tiền: bán quảng cáo. Tại thời điểm năm 1995 lúc đó, thật khó để tưởng tượng việc 1 công ty công nghệ bán quảng cáo để kiếm lời. Công ty công nghệ bán phần mềm để kiếm tiền còn công ty truyền thông bán quảng cáo. Đó là lý do Yahoo là 1 công ty truyền thông.
Còn 1 lý do khác là bởi Microsoft. Nếu Yahoo coi mình là 1 công ty công nghệ thì nỗi sợ bị Microsoft đánh bại sẽ luôn thường trực. Bạn phải hiểu rằng lúc đó Microsoft còn lớn hơn nhiều so với Google hiện nay và họ rất “thủ đoạn”. Chẳng ai muốn mình sẽ là 1 Netscape thứ hai bị Microsoft đè bẹp cả.
Nếu Yahoo “giả vờ” là 1 công ty truyền thông thì họ có lẽ đã có 1 tương lai khác, nhưng tiếc rằng họ lại thực sự hướng tới mục tiêu này trong khi cái Yahoo nên làm là theo con đường công nghệ. Trái với Google, Microsoft, Facebook nơi lập trình viên là trung tâm, ở Yahoo phần mềm được sáng tạo bởi các nhà thiết kế và nhà quản lý rồi lập trình viên chỉ có nhiệm vụ chuyển hóa thiết kế đó thành các đoạn code và tạo nên phần mềm. Đó là lý do mà các phần mềm của Yahoo có giao diện khá tốt nhưng hoạt động thì chẳng tốt chút nào.
Đó là chưa kể đến việc Yahoo không coi trọng việc lập trình và thay vì tìm kiếm các nhà lập trình tốt nhất như Google, Facebook và Microsoft thì họ lại thuê các nhân viên “thông minh nhất” bởi họ tin rằng 1 công ty truyền thông thì phải được điều hành bằng các nhân viên văn phòng chứ không phải lập trình viên. Và khi mà những nhà lập trình tốt nhất bị Google, Facebook và Microsoft “nẫng tay trên” cả thì Yahoo chỉ còn lại các lập trình viên kém hơn. Trong công nghệ, khi mà bạn có các lập trình viên kém thì bạn đã thất bại rồi.
Trong khi đó khi tôi đến thăm Google, tôi phàn nàn về 1 số vấn đề SEO, các lập trình viên ở đó hỏi ngay “Vậy chúng tôi nên giải quyết thế nào?”. Các lập trình viên của Yahoo sẽ chẳng bao giờ băn khoăn cần làm gì để giải quyết vấn đề. Công việc của họ chỉ là xây dựng những sản phẩm mà quản lý đưa ra.
Lời kết
Chính sự khác biệt mà Paul Graham chỉ ra ở trên là lý do mà Yahoo thất bại. Về bản chất họ cũng là 1 công ty công nghệ như Google, Facebook nhưng họ lại chối bỏ bản chất và đi theo 1 hướng đi khác. Bài học cho các công ty công nghệ ngày nay? Hãy xây dựng 1 công ty với lập trình viên là trung tâm và đừng để bị xao nhãng vì lợi nhuận.
Theo GenK (Paul Graham's)
Tháng 8 năm 2010
Khi tôi đến làm việc cho Yahoo sau khi họ mua lại công ty Viaweb của mình, tôi cảm thấy như mình đang ở trung tâm của thế giới. Yahoo lúc đó đã rất nổi tiếng và có tiềm năng trở thành 1 trong những công ty hàng đầu thế giới. Tuy nhiên giờ đây Yahoo đang lâm vào tình cảnh cực kỳ khó khăn và phải bán đi cổ phần nhằm cứu vãn lại tình hình. Vấn đề của Yahoo là gì? Đó là 2 vấn đề đã nảy sinh ngay từ khi công ty mới thành lập: tài chính và ý nghĩ “Yahoo không phải là 1 công ty công nghệ”.
Tài chính
Lần đầu tiên tôi gặp Jerry Yang, chúng tôi mỗi người có 1 ý nghĩ riêng. Jerry Yang muốn gặp chúng tôi trước khi mua lại công ty còn chúng tôi thì muốn chỉ cho ông công nghệ mới của mình: Revenue Loop – 1 kiểu sắp xếp kết quả mua sắm. Công ty sẽ đưa ra 1 mức % doanh số cho lượng truy cập và kết quả sẽ sắp xếp theo số lần người dùng truy cập. Nó cũng giống như cách mà Google sắp xếp quảng cáo nhưng thời điểm tôi nói tới là mùa xuân năm 1998 – trước cả khi Google thành lập.
Revenue Loop mang đến 1 cách sắp xếp kết quả tìm kiếm theo cách sử dụng của người dùng và từ đó cho những kết quả chính xác hơn. Yahoo có thể qua đó mà quyết định số tiền muốn bán cho mỗi liên kết. Tuy nhiên Jerry dường như không quan tâm lắm. Tôi thất rất khó hiểu. Chúng tôi đang giới thiệu 1 công nghệ giúp ông ấy kiếm tối đa lợi nhuận từ bộ máy tìm kiếm mà ông không quan tâm? Liệu có phải tôi giải thích quá kém hay ông ấy giả vờ quá tài tình?
Sau này khi bắt đầu làm việc cho Yahoo tôi mới nhận ra cả 2 lý do trên đều không phải. Lý do mà Jerry không quan tâm về công nghệ mang đến lợi nhuận từ tìm kiếm là vì các nhà quảng cáo đã trả quá nhiều tiền cho họ rồi và nếu giờ đây họ sử dụng công nghệ sắp xếp theo thói quen của người sử dụng này thì lợi nhuận sẽ giảm đi.
Doanh thu lớn nhất lúc đó là từ banner quảng cáo. Nhóm bán hàng dẫn đầu bởi Anil Singh của Yahoo mang về hàng triệu USD từ các lượt xem banner. Hàng triệu USD để quảng cáo là rẻ so với báo giấy nhưng quá đắt so với chất lượng của banner. Thực sự quá nguy hiểm khi phụ thuộc vào nguồn thu này bởi các nhà quảng cáo sẽ sớm nhận ra số tiền họ chi mang về hiệu quả chẳng đáng là bao.
Ngoài banner thì Yahoo cũng thu được lợi nhuận lớn từ các công ty mới nổi. Nhìn thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Yahoo, các nhà đầu tư cũng bắt đầu bước vào lĩnh vực kinh doanh mạng. Công ty của họ mua quảng cáo trên Yahoo để kiếm lượt truy cập, Họ chỉ muốn càng nhiều người nhìn thấy nhãn hiệu của mình càng tốt, không kể chất lượng ra sao. Nhờ đó Yahoo và các bộ máy tìm kiếm khác mới phát triển được.
Hồi cuối năm 1998 đầu năm 1999 tôi đã từng nói với David Filo rằng Yahoo nên mua lại Google bởi khi đó tôi và hầu hết các nhà lập trình khác trong công ty sử dụng Google thay vì Yahoo để tìm kiếm. Ông nói rằng chúng tôi không cần lo ngại bởi dù tìm kiếm của Google có tốt hơn nhưng lượng tìm kiếm chỉ chiếm có 6% lượng truy cập đến chúng ta và Yahoo đang tăng trưởng 10% mỗi tháng. Lúc đó tôi cũng không nhận ra được giá trị của tìm kiếm. Nhưng nếu các nhà lãnh đạo Yahoo nhận ra được tầm quan trọng của việc tìm kiếm thì có lẽ mọi thứ đã khác. Tiếc rằng lúc đó giữa công nghệ và tiền, họ lại chọn tiền. Miễn là các khách hàng vẫn trả các khoản tiền lớn cho quảng cáo thì họ không quan tâm đến kết quả tìm kiếm của người dùng. Và đó cũng chính là 1 trong 2 lý do lớn khiến Yahoo thất bại. Google thành công bởi họ không bị tiền bạc làm xao nhãng.
Lập trình viên
Ngoài tiền bạc thì Yahoo còn 1 vấn đề lớn khác, đó là họ không coi mình là công ty công nghệ. Khi tôi đến làm việc ở Yahoo, họ gọi mình là 1 công ty truyền thông. Trong khi văn phòng của Yahoo chẳng khác gì 1 công ty phần mềm với các lập trình viên ngồi viết code ở khắp mọi nơi, các tổng đài viên hỗ trợ khách hàng liên tục… thì Yahoo lại gọi mình là 1 công ty truyền thông? Thật kỳ lạ.
Lý do cho việc này là từ cách mà họ kiếm tiền: bán quảng cáo. Tại thời điểm năm 1995 lúc đó, thật khó để tưởng tượng việc 1 công ty công nghệ bán quảng cáo để kiếm lời. Công ty công nghệ bán phần mềm để kiếm tiền còn công ty truyền thông bán quảng cáo. Đó là lý do Yahoo là 1 công ty truyền thông.
Còn 1 lý do khác là bởi Microsoft. Nếu Yahoo coi mình là 1 công ty công nghệ thì nỗi sợ bị Microsoft đánh bại sẽ luôn thường trực. Bạn phải hiểu rằng lúc đó Microsoft còn lớn hơn nhiều so với Google hiện nay và họ rất “thủ đoạn”. Chẳng ai muốn mình sẽ là 1 Netscape thứ hai bị Microsoft đè bẹp cả.
Nếu Yahoo “giả vờ” là 1 công ty truyền thông thì họ có lẽ đã có 1 tương lai khác, nhưng tiếc rằng họ lại thực sự hướng tới mục tiêu này trong khi cái Yahoo nên làm là theo con đường công nghệ. Trái với Google, Microsoft, Facebook nơi lập trình viên là trung tâm, ở Yahoo phần mềm được sáng tạo bởi các nhà thiết kế và nhà quản lý rồi lập trình viên chỉ có nhiệm vụ chuyển hóa thiết kế đó thành các đoạn code và tạo nên phần mềm. Đó là lý do mà các phần mềm của Yahoo có giao diện khá tốt nhưng hoạt động thì chẳng tốt chút nào.
Đó là chưa kể đến việc Yahoo không coi trọng việc lập trình và thay vì tìm kiếm các nhà lập trình tốt nhất như Google, Facebook và Microsoft thì họ lại thuê các nhân viên “thông minh nhất” bởi họ tin rằng 1 công ty truyền thông thì phải được điều hành bằng các nhân viên văn phòng chứ không phải lập trình viên. Và khi mà những nhà lập trình tốt nhất bị Google, Facebook và Microsoft “nẫng tay trên” cả thì Yahoo chỉ còn lại các lập trình viên kém hơn. Trong công nghệ, khi mà bạn có các lập trình viên kém thì bạn đã thất bại rồi.
Trong khi đó khi tôi đến thăm Google, tôi phàn nàn về 1 số vấn đề SEO, các lập trình viên ở đó hỏi ngay “Vậy chúng tôi nên giải quyết thế nào?”. Các lập trình viên của Yahoo sẽ chẳng bao giờ băn khoăn cần làm gì để giải quyết vấn đề. Công việc của họ chỉ là xây dựng những sản phẩm mà quản lý đưa ra.
Lời kết
Chính sự khác biệt mà Paul Graham chỉ ra ở trên là lý do mà Yahoo thất bại. Về bản chất họ cũng là 1 công ty công nghệ như Google, Facebook nhưng họ lại chối bỏ bản chất và đi theo 1 hướng đi khác. Bài học cho các công ty công nghệ ngày nay? Hãy xây dựng 1 công ty với lập trình viên là trung tâm và đừng để bị xao nhãng vì lợi nhuận.
Theo GenK (Paul Graham's)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét