Internet marketing (tiếp thị trên Internet) còn khá mới nên ở Việt Nam
việc sử dụng nó đôi khi “đi ngược” xu hướng thế giới. Giải mã những
“hiều lầm” này sẽ giúp dùng Internet marketing sắc bén và hiệu quả hơn!
Internet marketing là…?
Internet marketing là Banner hay SEO (Search Engine Optimization - Tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm) hay truyền thông xã hội (Social Media)...? Sẽ là cách nhìn phiến diện nếu chỉ "chuyên chú" chọn từng hoạt động riêng lẻ khi thực hành Internet marketing.
Theo ông Trương Văn Quý, Giám đốc Điều hành EQVN, nếu nhà marketing (marketer) hiểu điểm mạnh và điểm yếu của từng công cụ, họ có thể phối hợp nhiều công cụ theo từng mục tiêu cụ thể để mang lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ, khi cần tăng nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), có thể dùng Banner (quảng cáo hiển thị nói chung) kết hợp SEO với đa dạng từ khóa. Khi muốn tăng mức độ hưởng ứng thương hiệu (Brand Engagement) thì chú trọng vào truyền thông xã hội (Social Media)...
Banner là vua?
Theo nhiều chuyên gia, ở Việt Nam khoảng 80% ngân sách cho Internet marketing dùng vào banner. Ngân sách dùng cho SEO chỉ mới khoảng 15%. Theo nghiên cứu của IAB (Hiệp hội Quảng cáo Tương tác), ở các nước phát triển, tỷ lệ dùng SEO là gần 50%, còn ngân sách dùng cho quảng cáo hiển thị như banner chỉ khoảng 20%.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc Điều hành mảng Digital của Tập đoàn Truyền thông Ringer Vietnam, không nên đánh giá cao quảng cáo hiển thị trong Internet marketing vì nó không tận dụng được tính kết nối “link” của Internet. Chưa kể, chi phí cho nó còn cao hơn các công cụ khác như SEO, social media, email marketing...
Hiệu quả nhanh từ các chiến dịch?
Nhiều nhãn hàng khi tung ra sản phẩm mới hoặc muốn gửi một thông điệp đến người tiêu dùng thường mở chiến dịch truyền thông trên microsite (website nhỏ), hoặc trang mạng xã hội. Ví dụ, website tổ chức cuộc thi viết bài về nấu ăn cho một nhãn hiệu thực phẩm. Nhưng sau khi cuộc thi kết thúc, microsite không còn được chăm sóc. Khách hàng liên lạc trên đó không được trả lời nên... mất cảm tình với nhãn hàng.
Nhiều “thông điệp” nhãn hàng chuyển tải trên các diễn đàn (forum) viết y như… quảng cáo. Khách hàng dễ dàng nghi ngờ về tính khách quan của nó.
Theo ông Tony Trương, Giám đốc Điều hành Golden Digital, sử dụng các công cụ chỉ để phục vụ cho một mục tiêu ngắn hạn, mà không tính đến việc thiết lập quan hệ lâu dài với khách hàng, sẽ rất “phí phạm”. Ví dụ, nhãn hàng có thể thu thập thông tin khách hàng từ microsite, từ mạng xã hội để duy trì quan hệ lâu dài với họ, vì những khách hàng hiện tại sẽ là quan trọng nhất. Ông Tony cho rằng, Internet marketing nên đặc biệt chú trọng đến CRM (quan hệ khách hàng).
Truyền thông một chiều?
Tính tương tác là một ưu thế của Internet marketing. Tuy vậy, có khi thông điệp của nhãn hàng bị “phản đối” và lây lan rộng dễ gây nguy hiểm. Có những marketer chỉ muốn “dập tắt ý kiến chống đối” khi khách hàng comment (nhận xét) không tốt về sản phẩm trên forum/mạng xã hội. Họ đề nghị quản lý website, mạng xã hội, hoặc diễn đàn “cấm tiệt” không cho người đó phát biểu nữa.
Theo bà Mai Hà, Chuyên viên Truyền thông Cộng đồng của Golden Digital, ứng xử kiểu này dễ gây bất mãn cho khách hàng. Vì ưu thế của mạng xã hội là tính tương tác hai chiều, không nên “dập tắt ý kiến” của khách hàng như vậy. Nên tìm cách làm cho họ bình tĩnh, giải thích, giải quyết các vấn đề họ đặt ra. Như vậy những khách hàng khác cũng thấy hài lòng và tin tưởng nhãn hàng hơn.
Internet marketing rất phức tạp?
Công nghệ trong Internet marketing không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Ông Trương Văn Quý, cho biết: nhiều học viên lúc đầu rất e ngại và bối rối với các… “chướng ngại vật” kỹ thuật. Những thuật ngữ mới như CTR (Click through rate – tỷ lệ click), SEO, CPC (cost per click – chi phí trên click)... có thể làm họ thấy Internet marketing rất “cao siêu”. Giải pháp: cho họ thực hành càng nhiều càng tốt (ví dụ làm bài tập cá nhân, tự ứng dụng công cụ, mua thử quảng cáo trên các mạng xã hội).
Theo pcworld VN
Internet marketing là…?
Internet marketing là Banner hay SEO (Search Engine Optimization - Tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm) hay truyền thông xã hội (Social Media)...? Sẽ là cách nhìn phiến diện nếu chỉ "chuyên chú" chọn từng hoạt động riêng lẻ khi thực hành Internet marketing.
Theo ông Trương Văn Quý, Giám đốc Điều hành EQVN, nếu nhà marketing (marketer) hiểu điểm mạnh và điểm yếu của từng công cụ, họ có thể phối hợp nhiều công cụ theo từng mục tiêu cụ thể để mang lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ, khi cần tăng nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), có thể dùng Banner (quảng cáo hiển thị nói chung) kết hợp SEO với đa dạng từ khóa. Khi muốn tăng mức độ hưởng ứng thương hiệu (Brand Engagement) thì chú trọng vào truyền thông xã hội (Social Media)...
Banner là vua?
Theo nhiều chuyên gia, ở Việt Nam khoảng 80% ngân sách cho Internet marketing dùng vào banner. Ngân sách dùng cho SEO chỉ mới khoảng 15%. Theo nghiên cứu của IAB (Hiệp hội Quảng cáo Tương tác), ở các nước phát triển, tỷ lệ dùng SEO là gần 50%, còn ngân sách dùng cho quảng cáo hiển thị như banner chỉ khoảng 20%.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc Điều hành mảng Digital của Tập đoàn Truyền thông Ringer Vietnam, không nên đánh giá cao quảng cáo hiển thị trong Internet marketing vì nó không tận dụng được tính kết nối “link” của Internet. Chưa kể, chi phí cho nó còn cao hơn các công cụ khác như SEO, social media, email marketing...
Hiệu quả nhanh từ các chiến dịch?
Nhiều nhãn hàng khi tung ra sản phẩm mới hoặc muốn gửi một thông điệp đến người tiêu dùng thường mở chiến dịch truyền thông trên microsite (website nhỏ), hoặc trang mạng xã hội. Ví dụ, website tổ chức cuộc thi viết bài về nấu ăn cho một nhãn hiệu thực phẩm. Nhưng sau khi cuộc thi kết thúc, microsite không còn được chăm sóc. Khách hàng liên lạc trên đó không được trả lời nên... mất cảm tình với nhãn hàng.
Nhiều “thông điệp” nhãn hàng chuyển tải trên các diễn đàn (forum) viết y như… quảng cáo. Khách hàng dễ dàng nghi ngờ về tính khách quan của nó.
Theo ông Tony Trương, Giám đốc Điều hành Golden Digital, sử dụng các công cụ chỉ để phục vụ cho một mục tiêu ngắn hạn, mà không tính đến việc thiết lập quan hệ lâu dài với khách hàng, sẽ rất “phí phạm”. Ví dụ, nhãn hàng có thể thu thập thông tin khách hàng từ microsite, từ mạng xã hội để duy trì quan hệ lâu dài với họ, vì những khách hàng hiện tại sẽ là quan trọng nhất. Ông Tony cho rằng, Internet marketing nên đặc biệt chú trọng đến CRM (quan hệ khách hàng).
Truyền thông một chiều?
Tính tương tác là một ưu thế của Internet marketing. Tuy vậy, có khi thông điệp của nhãn hàng bị “phản đối” và lây lan rộng dễ gây nguy hiểm. Có những marketer chỉ muốn “dập tắt ý kiến chống đối” khi khách hàng comment (nhận xét) không tốt về sản phẩm trên forum/mạng xã hội. Họ đề nghị quản lý website, mạng xã hội, hoặc diễn đàn “cấm tiệt” không cho người đó phát biểu nữa.
Theo bà Mai Hà, Chuyên viên Truyền thông Cộng đồng của Golden Digital, ứng xử kiểu này dễ gây bất mãn cho khách hàng. Vì ưu thế của mạng xã hội là tính tương tác hai chiều, không nên “dập tắt ý kiến” của khách hàng như vậy. Nên tìm cách làm cho họ bình tĩnh, giải thích, giải quyết các vấn đề họ đặt ra. Như vậy những khách hàng khác cũng thấy hài lòng và tin tưởng nhãn hàng hơn.
Internet marketing rất phức tạp?
Công nghệ trong Internet marketing không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Ông Trương Văn Quý, cho biết: nhiều học viên lúc đầu rất e ngại và bối rối với các… “chướng ngại vật” kỹ thuật. Những thuật ngữ mới như CTR (Click through rate – tỷ lệ click), SEO, CPC (cost per click – chi phí trên click)... có thể làm họ thấy Internet marketing rất “cao siêu”. Giải pháp: cho họ thực hành càng nhiều càng tốt (ví dụ làm bài tập cá nhân, tự ứng dụng công cụ, mua thử quảng cáo trên các mạng xã hội).
Theo pcworld VN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét