Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Phương pháp phân tích từ khóa (Phần 2)

Tiếp theo phần 1 bài viết Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website (P1) hôm nay tôi xin giới thiệu các bước cuối cùng để chọn ra danh sách từ khóa hợp lý nhất cho trang web.

Bước 4: Chọn lựa đúng cụm từ khóa để phát triển SEO

Qua các bước bên trên bạn đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo dưới đây tôi sẽ trình bày cách để chọn lựa ra từ khóa phù hợp để phát triển. Chúng ta sẽ dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh tranh của từ khóa để quyết định xem nên phát triển từ khóa nào.

Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:

“keyword” – (có ngoặc kép) Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu websit bạn sẽ phải cạnh tranh. VD: ho trẻ em”, “ho tre em”, "trị ho", “tri ho”, “thuốc ho”, ”thuoc ho” ….

Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchortext với cụm từ khóa này. VD: Allinanchor:"trị ho", Allinanchor:“tri ho”, Allinanchor:“thuốc ho”, Allinanchor:”thuoc ho”, Allinanchor:“ho trẻ em”, Allinanchor:“ho tre em” ….

Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title. VD: Allintitle:"trị ho", Allintitle:“tri ho”, Allintitle:“thuốc ho”, Allintitle:”thuoc ho”, Allintitle:“ho trẻ em”, Allintitle:“ho tre em” …..

Dưới đây là thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa thích hợp:

+ “keyword”: Kết quả trên Google > 100.000 => Mức độ cạnh tranh cao

+ Allinanchor:“keyword”: Kết quả trên Google > 100.000 => Mức độ cạnh tranh 20.000 => Mức độ cạnh tranh cao

+ Allintitle:“keyword”: Kết quả trên Google > 100.000 => Mức độ cạnh tranh 20.000 => Mức độ cạnh tranh cao

Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allianchor và Allititle ở mức dưới 20.000 và nên có dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển.

Các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng anchor text để xây dựng backlink, kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên TOP càng cao.


Ở đây khi tìm từ “taxi tải” (có ngoặc kép) tôi tìm thấy được khoảng 606.000 website có chứa cụm từ này tại Việt Nam. Đây là một số lượng đối thủ cạnh tranh khá là cao. Bạn chỉ nên phát triển những từ khóa có mức cạnh tranh dưới 100.000 để hiệu quả đem lại tốt nhất.

Ngược lại với 2 cụm từ “cho thuê taxi tải” kết quả là 10.200 và “thuê taxi tải” là 17.700

Tiếp theo là tìm các từ khóa với lệnh Allinanchor và Allintittle. Khi tìm Allinanchortext:”taxi tải” tôi muốn xác định xem có bao nhiêu anchor text về từ taxi tải, 291.000 là một con số khá lớn, cho thấy từ khóa này hiện được quan tâm và cạnh tranh khi có rất nhiều anchortext được sử dụng cho nó để đẩy xây dựng link và backlink.

Việc tìm allintitle:”taxi tai” cho phép bạn thấy được chính xác có bao nhiêu trang web có chứa từ khóa này trong phần tittle. (Page title là một điểm được Google đánh giá rất cao nên các SEOer luôn cho vào Page title các từ khóa quan trọng). Tìm các kết quả này bạn sẽ giới hạn lại được số các trang web bạn sẽ phải cạnh tranh chính ở đây bạn sẽ cạnh tranh với hơn 7.450 trang web khác để lên TOP. Một con số cũng khả quan, có thể phát triển được.

Người lại thì kết quả khi tra allintitle:”thuê taxi tai”; allintitle:”cho thuê taxi tai” chỉ có tầm 30 trang có chứa cụm từ này. Một tín hiệu rất tốt để chọn lựa 2 từ khóa trên khi làm website.

Bước 5: Chọn lựa nhóm từ khóa để phát triển

Sau các bước trên bạn đã có danh sách các từ khóa mà mình sẽ dự định phát triển. Giờ hãy phân nhóm chúng ra. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.

Nhóm 1 các từ khóa chính – thường là những từ ngắn, phổ thông, nhiều người tìm. Ví dụ như website các loại thuốc tân dược, hóa mỹ phẩm chẳm sóc sắc đẹp thì từ khóa chính là: “kháng sinh”, “mỹ phẩm”, “trị mụn”, “trứng cá”……


Nhóm 2 các từ khóa phụ – longtail – cụ thể hơn, ít người tìm hơn. Với ví dụ trên thì từ khóa phụ sẽ là thuốc bôi ngoài da, “bôi vết thương”, “thuốc bôi vết thương”, “boi vet thuong”, “trị mụn trứng cá”, “mụn trứng cá”, “sẹo thâm trứng cá”, “sẹo thâm ”, “seo tham”, “sẹo trứng cá”, “seo trung ca”, “seo tham trung ca” ….

Bước 6:Tổng hợp lại các từ khóa của bạn

Sau khi trải qua các bước bên trên bạn đã hình dung được khách hàng của mình là ai, các từ khóa chính sẽ là gì, bây giờ bạn cần tổng hợp lại.


Ví dụ cho một cửa hàng nội thất cao cấp tại Hà Nội:





Ở đây tôi lấy ví dụ là đồ cao cấp, bạn có thể tìm một đặc điểm hay đặc tính của sản phẩm của bạn để cho vào từ khóa. Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 7: Tạo keyword map

Một lỗi lớn của các SEOer mới đó là không biết mỗi quan hệ giữa các từ khóa và nội dung của trang bên trong website hay nên đặt các từ khóa ở trang nào. Bạn đặt ngay ở trang chủ với tất cả những từ khóa bạn có là một sai lầm.

Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.

Bạn hãy tìm từ khóa: “bôi vết thương” trên google việt nam – bạn sẽ thấy site của tôi đang phát triển http://www.tyrosur.vn/ . Site của tôi hiện đang chiếm vị trí thứ nhất và từ ngày SEO cho nó thì nó luôn nằm trong TOP 5 có được link dẫn chuẩn xác đến mục “bôi vết thương” trên website. Khi khách hàng tìm từ “bôi vết thương” đương nhiên là họ muốn link trực tiếp ngay vào mục đó thay thì phải vào trang chủ xong rồi lại click vào các mục bên trong.

Chúng ta cần Tạo keyword map để xác định các từ khóa chính và các Page chính sẽ phát triển cho website.

Với ví dụ về đồ nội thất bên trên, tôi sẽ xác định các từ khóa chính là: tủ bếp, bàn, ghế, salon, …+ cao cấp. Bạn nên tạo sơ đồ 1 sơ đồ về các từ khóa chính và các từ khóa phụ, các chuyên mục nào trong website của bạn chứa từ khóa đó. Như vậy sẽ giúp bạn hình dung được nên phát triển từ khóa nào cho trang nào, và tập trung phát triển nội dung cho trang đó xoay xung quanh các từ khóa bạn muốn làm. Việc tạo sơ đồ như vậy giúp bạn và mọi người dễ dàng làm việc và phân công công việc (SEO làm một người rất vất vả, hãy chia sẻ công việc ra cho mọi người.)

Trong bài viết này tôi đã giới thiệu rất cơ bản các bước để xác định được cụm từ khóa longtail tốt. Các bạn khi đọc xong có thể thực hiện ngay việc xác định các cụm từ khóa mục tiêu cho site của mình. Nên nhớ: từ khóa dài cạnh tranh ít, hiệu quả cao, dễ lên Google.


Nếu bạn chưa tin vào từ khóa longtail bạn có thể phát triển website một thời gian và theo dõi các cụm từ khóa khách hàng tìm trên google để đến với website của bạn. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị.

Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin tôi biết để một người mới có một cách làm SEO bài bản.Có cái gốc vững chắc bạn sẽ dễ dàng tiếp thu và hiểu các bước tiếp theo sẽ cần làm gì. Trong bài viết thứ 2 tôi sẽ cùng với các bạn phân tích site của đối thủ cạnh tranh, xác định nội dung cho websie của mình. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét