Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

10 ví dụ về sự ảnh hưởng của những nội dung mới đối với việc xếp hạng

Vào năm 2003, những kĩ sư ở Google đã nộp có 1 phát minh gây chấn động thế giới SEO. Được đặt tên là “Chấm điểm tài liệu dựa trên việc cập nhật thường xuyên nội dung tài liệu”, phát minh này không chỉ cho ta 1 cái nhìn sâu hơn bên trong bộ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới mà còn cung cấp một bản đồ chính xác về con đường mà Google sẽ đi những năm sau này.
Trong series 10 phát minh về tìm kiếm quan trọng nhất mọi thời đại. Bill Slawski chỉ ra rằng phát minh này đã sinh ra nhiều phát minh con như thế nào. Những phát minh con này thường là những bản sao của phát minh mẹ nhưng có 1 vài đoạn đã được chỉnh sửa 1 ít – phát minh con mới nhất được phát hiện gần đây vào tháng 10 – 2011. Phần lớn những thay đổi trong thuật toán mà chúng ta thấy được ngày nay đơn giản chỉ là những cải tiến của những ý tưởng gốc được tạo ra bởi những kĩ sư Google nhiều năm trước.
Một trong những cập nhật gần đây nhất là Cập nhật về sự tươi mới của Google, tập trung vào việc thống kê những nội dung web mới dùng cho một số truy vấn. Cách Google đánh giá sự tươi mới đã được khám phá bởi Justin Briggs trong bản phân tích phát minh gốc của Google. Justin xứng đáng được vinh danh bởi đã đưa bản phân tích này ra ánh sáng và đã giúp tạo ý tưởng cho bài viết này.


Cách Google chấm điểm nội dung mới.
Amit Singhal, nhân viên Google, giải thích rằng “Những tìm kiếm khác nhau có nhu cầu khác nhau về nội dung mới”
Điều này nhấn mạnh rằng Google kiểm tra tất cả các tài liệu của bạn về độ mới của chúng, và rồi tính điểm từng trang dựa theo loại truy vấn tìm kiếm. Trong khi một số truy vấn cần những nội dung mới thì Google vẫn sử dụng nội dung cũ cho những truy vấn khác ( được giải thích kĩ hơn sau này).
Singhal miêu tả những loại từ khóa tìm kiếm mà thường cần những nội dung mới:
* Những sự kiện đang diễn ra hoặc những chủ đề hot: “biểu tình chiếm oakland” “đóng cửa nba”
* Những sự kiện diễn ra liên tục: “điểm NFL” “nhảy với ngôi sao” “lợi nhuận của Exxon”
* Những cập nhật thường xuyên: “Những camera SLR tốt nhất” “đánh giá subaru impreza”
Phát minh của Google cho ta một cái nhìn về cách nội dung web được đánh giá dựa trên dấu hiệu của độ mới mẻ, và cách những nội dung được đánh giá dựa vào đó.
Ta nên hiểu răng đây không phải là những quy tắc khó, mà là những lý thuyết vững chắc với những sáng chế, kinh nghiệm của những SEO khác, và những thí nghiệm trong nhiều năm. Không có gì thay thế được kinh nghiệm trực tiếp, vì vậy hãy dùng quyết định của mình và thoải mái thực hiện những thí nghiệm của bạn dựa trên những thông tin dưới đây.


1. Độ mới dựa trên ngày bắt đầu.
Một trang web được tính điểm “mới” dựa trên ngày bắt đầu , nhưng nó cũng suy giảm dần theo thời gian. Sự mới mẻ này có thể làm cho 1 nội dung nổi bật cho những truy vấn tìm kiếm nhất định, nhưng giảm dần sự nổi bật khi mà nội dung trở nên cũ hơn.
Ngày bắt đầu là khi Google bắt đầu chú ý đến tài liệu, ví dụ như khi Googlebot bắt đầu lập chỉ mục 1 tài liệu hay tìm ra được link dẫn tới nó.



Trong 1 vài truy vấn, những tài liệu cũ có thể được ưu tiên hơn những cái mới hơn. Kết quả là việc thay đổi điểm của 1 tài liệu dựa trên khác biệt (về tuổi) giữa tuổi trung bình của kết quả định trước sẽ có lợi hơn”

2. Những thay đổi của tài liệu ảnh hưởng đến độ mới như thế nào
Tuổi của 1 trang web hay domain không chỉ là 1 yếu tố của độ mới. Những công cụ tìm kiếm có thể tính điểm độ mới của những nội dung được cập nhật thường xuyên khác hẳn với những nội dung mà không thay đổi. Trong trường hợp này, số lượng những thay đổi của trang web của bạn đóng 1 vai trò.
Ví dụ, sự thay đổi của 1 câu duy nhất sẽ không có ảnh hưởng lớn tới độ mới như 1 thay đổi lớn tới thân bài của 1 bài viết.


Một tài liệu có nhiều cập nhật trong nội dung theo thời gian thì sẽ được tính điểm khác so với 1 tài liệu có ít cập nhật trong nội dung theo thời gian”

3. Tốc độ thay đổi của tài liệu (thường xuyên như thế nào) ảnh hưởng đến độ mới.
Những nội dung thường hay thay đổi thường được tính điểm khác với những nội dung vài năm thay đổi vài lần. Trong trường hợp này, hãy xét đến trang chủ của tờ The New York Times, trang này được cập nhật mỗi ngày và có mức độ thay đổi cao.


(Ví dụ, một tài liệu có nội dung được chỉnh sửa thường xuyên có thể sẽ được tính điểm khác so với 1 tài liệu có nội dung giữ nguyên theo thời gian. Một tài liệu có phần lớn nội dung được cập nhật theo thời gian thì cũng có thể sẽ được tính điểm khác với một tài liệu có phần nhỏ nội dung được cập nhật theo thời gian”


4. Độ mới bị ảnh hưởng bởi việc tạo ra trang mới
Thay vì phải sửa lại từng trang riêng lẻ, những website thêm những trang mới hoàn toàn theo thời gian. Đây cũng là trường hợp đối với phần lớn blog. Những website có tốc độ thêm trang mới nhanh hơn có thể sẽ có được điểm về độ mới cao hơn so với những site ít thêm nội dung thường xuyên.
Một vài SEO khuyên mỗi năm nên thêm 20-30% trang mới cho site của bạn. Điều này tạo cơ hội cho việc tạo ra những nội dung mới & thích hợp mặc dù bạn cũng đừng nên bỏ quên những nội dung cũ nếu như chúng cần sự chăm sóc.


"UA may also be determined as a function of one or more factors, such as the number of “new” or unique pages associated with a document over a period of time. Another factor might include the ratio of the number of new or unique pages associated with a document over a period of time versus the total number of pages associated with that document."(Đoạn này em ko hiểu cho lắm nên ko dịch được)

5. Những thay đổi về nội dung quan trọng sẽ có ý nghĩa hơn.
Những thay đổi trong những phần “quan trọng” của 1 tài liệu sẽ là tín hiệu của độ mới hơn những thay đổi trong những nội dung ít quan trọng hơn. Những nội dung ít quan trọng hơn bao gồm phần chỉ dẫn, quảng cáo, và phần ở dưới phần gấp. Những nội dung quan trọng thường ở phần thân bài ở trên phần gấp.


“… nội dung được coi là không quan trọng nếu được cập nhật/thay đổi, ví dụ như Javascript, bình luận, quảng cáo, các yếu tố chỉ dẫn, tài liệu soạn sẵn, hoặc tag ngày/giờ, có thể được ưu tiên ít hơn hoặc được bỏ qua khi tính UA.


6. Tốc độ phát triển của link mới là tín hiệu cho độ mới.
Nếu như một trang web có 1 sự tăng trưởng trong tốc độ phát triển link mới, điều này có thể là một tín hiệu thích hợp đối với những công cụ tìm kiếm. Ví dụ như khi mọi người bắt đầu link tới web cá nhân của bạn bởi vì bạn sắp kết hôn, site của bạn có thể sẽ được coi là thích hợp và mới (giống như sự kiện trên).
Thế nhưng một sự tăng trưởng bất bình thường trong hoạt động linking có thể là 1 tín hiệu của spam hoặc những kĩ thuật xây dựng link giả. Hãy cẩn thận vì những công cụ tìm kiếm có thể làm mất giá những hành vi như vậy.


.. một xu hướng giảm trong tốc độ sản sinh link mới (vd dựa trên sự so sánh giữa số lượng hoặc tốc độ sinh link mới ở 1 khoảng thời gian hiện tại so với 1 khoảng thời gian trước đó) theo thời gian có thể báo hiệu tới công cụ tìm kiếm 125 rằng tài liệu đó đã cũ và có thể khiến cho công cụ tìm kiếm 125 trừ điểm của tài liệu đó.”

7. Liên kết từ những site mới vượt qua giá trị mới.
Liên kết từ những site mới có điểm về độ mới cao có thể nâng điểm độ mới của những site mà chúng link tới.
Ví dụ, nếu bạn có 1 link từ 1 site cũ, ko được cập nhất trong nhiều năm thì bạn sẽ không vượt qua được cấp độ về độ mới tương tự như 1 link từ 1 trang mới – ví dụ như trang chủ của wired.com , Justin Briggs, đặt web này vào FreshRank.


“Tài liệu S có thể được coi là mới nếu n% của số link tới S là mới hoặc nếu như những tài liệu chứa link dẫn tới S được coi là mới”

8. Những thay đổi trong những tín hiệu của Anchor Text có thể làm giảm giá trị links.
Nếu một website thay đổi nhiều theo thời gian thì những anchor text dẫn tới trang cũng sẽ thay đổi.
Ví dụ như nếu bạn mua 1 domain về xe hơi và thay đổi định dạng nội dung về làm bánh thì theo thời gian, anchor text của bạn sẽ chuyển từ xe hơi sang bánh.
Trong ví dụ này thì Google có thể quyết định rằng site của bạn đã thay đổi nhiều tới mức anchor text cũ không còn phù hợp và sẽ làm giảm giá trị hoàn toàn những link cũ hơn.


Ngày xuất hiện/thay đổi của tài liệu được dẫn tới bởi link có thể là 1 tín hiệu tốt cho độ mởi của anchor text dựa trên lý thuyết là anchor text tốt sẽ không bị thay đổi khi mà 1 tài liệu được cập nhật nếu như nó vẫn phù hợp và tốt.”

9. Hành vi của người dùng ảnh hưởng đến độ mới
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như 1 nội dung tuyệt vời của bạn trở nên cũ và lạc hậu? Ví dụ như website của bạn host 1 lịch xe bus địa phương cho năm 2009. Khi mà nội dung trở nên lạc hậu, người ta thường dành ít thời gian hơn cho site của bạn. Họ nhấn nút Back trở về những kết quả của Google và chọn url khác.
Google chọn những hành vi người dùng này và tính điểm nội dung của bạn cho phù hợp.


Nếu 1 tài liệu được trả về cho 1 truy vấn nhất định và theo thời gian, hoặc trong 1 khung thời gian cho trước, người dùng có thể dành nhiều hoặc ít thời gian trung bình cho tài liệu đưa ra 1 truy vấn giống hoặc tương tự, và điều này có thể được sử dụng như là 1 tín hiệu rằng tài liệu này mới hoặc cũ.”

10. Những tài liệu cũ hơn vẫn có thể giành được những truy vấn nhất định.
Google hiểu rằng những kết quả mới nhất chưa hẳn là tốt nhất. Cho 1 truy vấn “Magna Carta”. Một kết quả cũ hơn nhưng có căn cứ hơn thường là tốt nhất. Trong trường hợp này, việc có được 1 tài liệu có tuổi có thể sẽ giúp bạn.
Phát minh của Google gợi ý rằng họ quyết định yêu cầu độ mới cho 1 truy vấn dựa trên tuổi trung bình của những tài liệu được trả về cho truy vấn đó.


“Trong 1 vài truy vấn, những tài liệu với nội dung không được thay đổi gần đây thường được ưa chuộng hơn những tài liệu đã được thay đổi gần đây. Kết quả là việc thay đổi điểm số của 1 tài liệu dựa trên sự khác biệt của ngày thay đổi trung bình của kết quả được đưa ra sẽ có lợi hơn.”

Kết luận
Mục tiêu của 1 công cụ tìm kiếm là trả về những kết quả phù hợp nhất cho người dùng. Việc của bạn là phải đánh giá 1 cách trung thực nội dung của bạn. Những phần nào của site của bạn sẽ hưởng lợi từ sự tươi mới nhất?
Nội dung cũ tồn tại chỉ để tạo ra pageview, không đóng góp gì nhiều cho web. Mặt khác, những nội dung tốt hay trả lời 1 truy vấn của người dùng có thể vẫn sẽ tươi mới mãi mãi.
Làm mới. Làm cho phù hợp. Quan trọng nhất, làm cho hữu dụng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét