This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

So sánh cách làm Seo "Nhanh" hoặc "Chậm"

1. Sự hiệu quả

+ Seo nhanh có ưu điểm là kết quả lên rất nhanh do Công ty làm seo sử dụng các hình thức spam link rất mạnh thậm chí dùng cả phần mềm spam link hay mua link, tuy nhiên kết quả thường bị tụt hoặc bị phạt hoặc về lâu dài kết quả lại thường đuối hơn so với hình thức seo chậm.

+ Seo chậm và lâu dài tuy thời gian lên Top lâu hơn nhưng lên rất đều và ổn định và về lâu dài thường lên top rất cao và rất nhiều trường hợp chiếm lĩnh luôn vị trí top 1 mãi mãi hoặc rất lâu, rất ít khi bị tụt kết quả ngoại trừ các hoàn cảnh khách quan như Host hay bị chết, Bị tấn công ddos, Bị xóa dữ liệu, bị lỗi code web, tên miền hết hạn đột ngột mà các nguyên nhân này thường do phía khách hàng vô tình gây nên.

+ Phương pháp Seo chậm chú trọng nhiều vào chỉnh lý cấu trúc web, tối ưu onpage và đặc biệt là xử lý nội dung web sao cho độc đáo, hay và hiệu quả cũng như các phương pháp CRO (Tăng tỷ lện chuyển đổi), chú ý nhiều đến thu thập ý kiến khách hàng để tăng tính đơn giản và tiện dụng cho khách hàng cũng như sử dụng phương pháp xây dựng liên kết hoàn toàn thủ công và tự nhiên nên được Google đánh giá cao và bền vững, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi các thuật toán Google gây tụt hạng như các phương pháp seo nhanh bằng mọi giá nhằm thu tiền khách hàng sớm hơn.

+ Về chi phí seo nhanh và chậm : Cả hai phương pháp đều miễn phí thời gian Seo, chưa thu tiền của khách hàng ngay và chỉ thu tiền khi kết quả đã lên Top thế nên khách hàng không bị ảnh hưởng gì về ngân sách. Công ty seo chân chính thường sử dụng phương pháp seo chậm nên giá cả có cao hơn so với seo nhanh do thời gian làm seo lâu hơn, lại chậm thu được tiền của khách, nhiều khi không kịp hoàn thành đúng hạn phải gia hạn thêm một vài tháng nên mức độ rủi ro cao hơn. Tuy nhiên về lâu dài vì kết quả của seo chậm tốt hơn nên khách hàng sẽ thu được lợi ích tốt hơn nhiều phương pháp seo nhanh.

2. Về thời gian
+ Seo nhanh thường có thời gian cam kết lên top 10 chỉ vài tuần (Từ khóa dễ) hoặc vài tháng (Từ khóa khó)
+ Seo chậm : Thời gian làm seo thường từ 2 tháng đến 6 tháng với từ khóa khó và rất khó là từ 6-12 tháng.
+ Seo lâu bền : Khách hàng cùng làm với công ty seo và cùng hiểu các vấn đề thời gian nhanh hay chậm là thế nào, có khách hàng được học seo nên cũng tự biết những từ khóa đó cần tối thiểu là bao lâu bằng cách seo tự nhiên.

Như vậy việc so sánh giữa các công ty seo về thời gian Seo hay giá cả thực sự chưa thể nói hết được vấn đề về hiệu quả cuối cùng, vấn đề xác định dịch vụ seo uy tín đó chính là : Công ty seo đó đã có kết quả như thế nào trên Google !, đã giúp bao nhiêu website leo lên vị trí cao và giữ vững vị trí đó bao lâu. Công ty seo đó đã tư vấn như thế nào với khách, đã giúp khách hàng thực sự cảm thấy bỏ ra một khoản chi phí và sẽ thu được kết quả ra sao trong tương lai.

20 yếu tố quan trọng của người làm seo chuyên nghiệp

Nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên tư vấn về SEO có hạng thì 20 yếu tố dưới đây sẽ là những yếu tố quan trọng nhất bạn cần có để thành công.

1) Kiến thức: Một nền tảng kiến thức chuyên sâu và rộng về SEO sẽ là điều bạn cần có đầu tiên. Và chắc chắn nó không chỉ bao hàm những kiến thức đơn giản bạn có được từ một cuốn sách nói về SEO. Điều bạn cần là những kinh nghiệm thực tế và đặc biệt là kiến thức có được khi làm việc cho một công ty SEO hàng đầu. Tham gia các buổi hội thảo chuyên ngành cũng là cách giúp tăng kiến thức nhanh chóng và mở rộng mối quan hệ trong ngành.

2) Tham vọng: Đây là một yếu tố cần thiết nếu bạn thật sự muốn làm riêng và xây dựng công việc kinh doanh của mình. Một tham vọng lớn cùng mục tiêu rõ ràng và có giá trị sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và thành công.

3) Một logo dễ nhận diện: Một biểu tượng dễ nhớ và nổi bật sẽ là yếu tố nhận diện thương hiệu của bạn đối với khách hàng. Và bạn cũng có thể dễ dàng có được những mẫu thiết kế hết sức chuyên nghiệp với giá cả phải chăng trên thị trường.

4) Danh thiếp: Một mẫu danh thiếp được in ấn chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu rất tốt với khách hàng. Đây cũng là một yếu tố cơ bản nhưng quan trọng cần đầu tư.

5) Kỹ năng kế toán cơ bản: Nếu bạn không có khả năng quản lý các sổ sách kế toán, hãy nhờ người có kỹ năng chuyên môn làm giúp bạn. Và luôn luôn nhớ rằng việc kinh doanh sẽ chỉ có lãi khi số tiền bạn bỏ ra ít hơn số tiền bạn thu lại.

6) Một người thầy: Lời khuyên từ những người đi trước bạn trong công việc kinh doanh luôn luôn có ích. Đặc biệt nếu bạn mới bước chân vào lĩnh vực của mình. Hãy mời họ ăn trưa, nói chuyện với họ và hỏi về các ý kiến chuyên môn. Chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều điều.

7) Một nơi lưu trữ dữ liệu: Bạn sẽ không thể biết được trước nếu một mẩu tin hay bài báo cũ sẽ là lời giải cho vấn đề hiện tại của mình. Chính vì vậy hãy luôn tìm cho mình một nơi cất giữ tài liệu gọn gàng và dễ truy cập (có thể là các website trực tuyến hoặc phần mềm).

8) Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng hàng đầu. Và nó càng quan trọng hơn khi bạn bắt đầu làm chủ. Có rất nhiều cách thức và chiến thuật để quản lý thời gian hiệu quả, hãy chọn cách phù hợp nhất với mình.

9) Kỹ năng giao tiếp với khách hàng: Khách hàng luôn là người cần sự trợ giúp từ bạn và việc bạn giao tiếp để tạo được sự tin tưởng với khách hàng sẽ là yếu tố quyết định tới doanh số của bạn.

10) Kỹ năng liên kết: Nếu công việc kinh doanh của bạn mới chỉ bắt đầu thì việc đầu tiên bạn cần nghĩ tới là thành lập được một mạng lưới những mối quan hệ có ích cho việc phát triển công việc của bạn. Hãy tới tham dự các buổi hội thảo chuyên ngành và bắt chuyện, làm quen với những người có khả năng giới thiệu bạn tới những nhân vật quan trọng hơn. Điều đó sẽ cho bạn một nền tảng vững chắc cho những mối quan hệ làm ăn sau này.

11) Một cuốn lịch: Với mục đích đánh dấu những sự kiện và buổi hội thảo quan trọng diễn ra trong thời gian tới. Hãy nhớ đánh dấu cả các sự kiện liên quan tới SEO và không liên quan tới SEO. Bởi các sự kiện về SEO sẽ cho bạn cơ hội mở rộng quan hệ, còn các sự kiện không liên quan sẽ là cơ hội tiếp cận khách hàng.

12) Một công cụ dò website tốt (site-crawling): Những công cụ dò website như Screaming Frog sẽ là trợ thủ đắc lực cho các công việc như SEO Audit, tối ưu hóa Onpage SEO… cho các website của khách hàng và đặc biệt là các website lớn khi bạn không thể làm bằng tay tất cả các công việc.

13) Một cơ sở dữ liệu link tốt: 2 ví dụ điển hình và có lẽ là tốt nhất hiện nay là MajesticSEO và Open Site Explorer. Nếu bạn có thể đầu tư cho cả 2 dịch vụ này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất về các yếu tố Offpage SEO của bất kỳ website hay webpage nào.

14) Các công cụ hỗ trợ việc báo cáo: Các công cụ tiêu biểu có thể kể đến là Microsoft Excel, Google Spreadsheets và Google Docs. Để làm việc hiệu quả với các công cụ này, bạn cần có các mẫu báo cáo đã được chuẩn hóa để có thể tái sử dụng nhiều lần.

15) Hiểu biết rộng về Google Analytics và các công cụ đo lường website khác: Hầu hết khách hàng sẽ yêu cầu có các công cụ như Google Analytics hay các công cụ đo lường website tương tự. Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình nền tảng kiến thức sâu rộng về các công cụ này.

16) Mở rộng tầm hiểu biết: Đừng chỉ giới hạn sự hiểu biết của bạn về SEO, hãy mở rộng kiến thức của bạn ra cả các mảng như mạng xã hội (Social Media) hay các kiến thức marketing căn bản.

17) Biết một chút về lập trình: Việc nắm bắt và sử dụng thành thạo được một hoặc một vài ngôn ngữ lập trình căn bản sẽ là một lợi thế rất lớn đối với người làm SEO.

18) Một công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả: Có rất nhiều công cụ trên thị trường và mỗi công cụ có những ưu, nhược điểm riêng. Nhưng bạn có thể bắt đầu với SEMRush, WordTracker, KeywordDiscovery hoặc Wordze. Chúng đều là những công cụ rất tốt và cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu.

19) Một phương thức làm việc hiệu quả: Mặc dù quy trình làm việc của bạn có thể thay đổi theo thời gian nhưng hãy chắc chắn rằng bạn luôn có một phương thức chung cụ thể để trao đổi với khách hàng.

20) Khách hàng: Có lẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ công việc kinh doanh nào. Không có họ thì không kinh doanh gì hết! Chính vì vậy, trước khi bắt đầu việc kinh doanh về SEO của mình, bạn nên có ít nhất một khách hàng sẵn sàng đặt hàng và làm việc cùng bạn. Điều đó sẽ giúp những bước đầu tiên bớt khó khăn rất nhiều.

Mặc dù 20 yếu tố kể trên chưa phải là tất cả những yếu tố cần thiết khi nói tới việc kinh doanh nói chung và kinh doanh về SEO nói riêng nhưng chắc chắn nếu bạn đảm bảo được các yếu tố đó, công việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển nhanh chóng!

Google trở thành hội viên Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

Lễ kết nạp hội viên mới của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam diễn ra sáng 15/6/2012. Trở thành hội viên, đại diện Google bày tỏ muốn tham gia các hoạt động chung của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đồng thời hợp tác với VECOM phát triển các dịch vụ của Google tại thị trường Việt Nam.




Ông Mike Orgill (thứ hai từ trái sang), phụ trách mảng chính sách công và hợp tác chính phủ khu vực Đông Nam Á của Google, nhận chứng nhận hội viên của VECOM

Tại lễ kết nạp, Google cũng cam kết hỗ trợ các hoạt động của VECOM như xây dựng “Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam” - eBiz Index, “Tuần mua sắm trực tuyến”.

Trước khi trở thành hội viên chính thức của VECOM, đại diện phía Google có nhiều buổi làm việc với đại diện VECOM để tìm phương hướng hợp tác, tìm hiểu điều lệ hoạt động của hội. Google cũng bày tỏ tham vọng muốn kiếm mỗi năm 30 triệu USD từ thị trường Việt Nam.

Cũng trong tháng này, Google đã chỉ định một công ty trong nước làm đại lý uỷ quyền tại Việt Nam trong việc cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin trong doanh nghiệp - Google Search Appliance (GSA).

Theo pcworld

Mẫu báo cáo phân tích SEO

Bài này mình xin hướng dẫn các bạn tạo mẫu báo cáo phân tích SEO – một vấn đề được nhiều SEO newbie quan tâm khi mới thực hiện dự án lần đầu.

Bản báo cáo phân tích SEO gồm 4 phần cơ bản: phân tích website, phân tích cạnh trạnh, phân tích từ khóa, định hướng mục tiêu

1. Các chỉ số cở bản.

- Google: page rank, backlink, index

- Bing: backlink, index

- Alexa
(Các bạn có thể tạo bảng cho dễ nhìn)
=> Sử dụng các add-on website,seo quake...

2. Các yếu tố người dùng

- Số lượng truy cập hàng ngày, hàng tháng… tổng số lượng truy cập

- Thời gian trung bình khách trên site

- Số trang truy cập

- Số lượng truy cập mới, Số lượng khách quay lại.

- Khu vực khách truy cập

- Nguồn khách truy cập

=> dựa vào các chỉ số trên có thể đánh được mức độ phát triển của website và định hướng mục tiêu cho thời gian sắp tới.
Sử dụng công cụ google analytics

3. Phân tích on-page

- Phân tích các chỉ số (PR, backlink, alexa,index….) và thứ hạng các từ khóa tự nhiên của website để đánh giá độ trust của website

- Tối ưu URl: thân thiện, chứ từ khóa, url ngắn…

- Tuổi tên miền (domain age), tên miền quốc gia hay quốc tê (.vn hay .com)

- Tốc độ tải trang (vị trí, IP hosting)

- Site link , rich snippet.

- Tối ưu các thẻ meta: thẻ title, thẻ description, thẻ keyword…

- Các thẻ quan trọng khác như: thẻ h, thẻ canonical, thẻ img alt, dofollow và nofollow…

- Tối ưu nội dụng : mật độ từ khóa, nội hấp dẫn, bố cục dễ nhìn…

- Các vấn đề khác như: cài đặt công quản quản lý, tạo robots.txt, tạo sitemap, tạo rss feeds…

Bạn có thể tham khảo chi tiết tại phan tich on-page

=> Đưa ra đánh giá ,phân tích theo kinh nghiệm cá nhân

4. Phân tích cạnh tranh : Phân tích các đối thủ top 10


- Phân tích on-page của đối thủ cạnh tranh theo như bước 3 (phân tích on-page) chú ý page rank và độ trust của các site đối thủ

- Phân tích kết quả hiện thị theo 3 tiêu chí:

+ Tên miền chứa từ khóa hay url chứa từ khóa

+ Tiêu đề hiện thị chứa từ khóa

+ Nội dung mô tả chứa từ khóa

=> Nếu top 10 có bất cứ site nào thiếu 3 yếu tố trên thì đó là cơ hội cho bạn chiếm vị trí của họ với điều kiện bạn đáp ứng đủ 3 tiêu chí trên, và đặt biệt từ khóa trùng domain là một lợi thế.

5. Phân tích từ khóa

- Xác định số lượng từ khóa cần SEO có thể SEO tổng thể.

- Kiểm tra thông tin tìm kiếm từ khóa: số lượng tìm kiếm toàn cầu, số lượng tìm kiếm cục bộ

- Kiểm tra thứ hạng ừ khóa (kết quả tự nhiên là tốt nhất)

- Kiểm tra số lượng kết của hiện thị

=> Từ đó đánh giá được độ khó từ khóa , xem chi tiết đánh giá độ khó từ khóa . Sử dụng công cụ từ khóa của google adword

6. Định hướng mục tiêu

Dựa vào các kết quả phân tích trên và kinh nghiệm của bản thân mà đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng phần ví dụ mục tiêu trong 3 tháng.

- On-page : 99%

- Chỉ số: google page rank 3, index 1000, backlink 100

- Khách: 3000 truy cập/ngày, 30 % số khách quay lại, thời gian trung bìnhtrên site: 10 phút

- Thứ hạng từ khóa: top 3

……

7. Bước cuối là quá trình off-page và báo cáo SEO. (kết quả seo)

Chú ý: định hướng mục tiêu đúng khả năng, đúng thời gian, đúng mục tiêu khách hàng sẽ mang lại doanh số cao cho công ty. Và nghề SEO mức độ rủi ro là cao vì phụ thuộc nhiều và yếu tố khách quan (google, đối thủ) nên các bạn viết báo cáo phải tạo cửa rút cho mình trong trường hợp không đạt được mục tiêu.

Bài viết còn thiếu nhiều yếu tố mong nhận được sự đóng góp của tất cả các bạn
Chúc các bạn thành công.

Những thay đổi lớn từ Google gây chấn động làng Seo

Những thay đổi lớn liên tục từ Google đã gây những chấn động mạnh cho cộng đồng SEO toàn thế giới.

Rất nhiều thứ đã thay đổi và đặc biệt là những cách thức làm SEO truyền thống mà từ trước tới giờ vẫn cho kết quả tốt. Rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra nhắm tới các thay đổi này và mức độ xác đáng cũng khác nhau. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng những thay đổi này là cần thiết.

Chúng ta hãy cùng điểm lại những thay đổi lớn trong thời gian hơn 1 năm qua từ phía Google.

1) Google Panda: Lần thay đổi thuật toán lớn xảy ra hơn 1 năm trước tác động tới khoảng 12% số lượng index của Google. Mục tiêu mà thuật toán này nhắm tới là các Content farm hay các website được lập ra chủ yếu với mục đích đạt thứ hạng cao trên Google qua đó tăng lưu lượng và kiếm tiền bằng quảng cáo từ lượng truy cập đó thay vì cung cấp nội dung thực sự hữu ích cho người dùng.

2) Google+: Google tung ra Google+, mạng xã hội do Google phát triển, như một lời thách thức tới sự thành công của Facebook. Và thuật ngữ “đặt vòng” cũng nhanh chóng được hình thành!

3) Khả năng tìm kiếm an toàn: Google thực hiện việc giấu các kết quả tìm kiếm khi bạn đang đăng nhập vào các ứng dụng của Google. Theo ước tính, có khoảng 15-30% lượng truy cập từ Google vào các website sẽ xuất hiện dưới dạng “unknown.” Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới tất cả các webmaster.

4) Khả năng cập nhật tin mới: Cho phép Google hiển thị các kết quả mới nhất cho các vấn đề nóng thay vì hiển thị các kết quả cũ từ nhiều năm trước.

5) Tích hợp Google+ vào các kết quả tìm kiếm: Giờ đây Google sẽ hiện thị các kết quả đã được “cá nhân hóa” lên đầu tiên khi bạn tìm kiếm trong trạng thái đăng nhập vào các ứng dụng của Google. Điều đó đồng nghĩa với sự xáo trộn lớn trong kết quả tìm kiếm.

6) Google Penguin: Thuật toán mới được Google đưa ra nhắm tới các website thực hiện những hành vi được cho là trái với các hướng dẫn từ Google Guideline. Và các website thực hiện SEO quá đà sẽ là những nạn nhân đầu tiên.

Sau khi điểm lại những thay đổi lớn trên, chúng ta có thể thấy được rằng việc SEO và đưa website của chúng ta lên những vị trí đầu trên trang kết quả tìm kiếm đã thay đổi rất nhiều. Vậy đâu là những giải pháp lâu dài cho vấn đề này? Một số gợi ý tiếp theo sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn.

- Thêm mới nội dung hữu ích thường xuyên và liên tục: là một yếu tố quan trọng để thu hút nhiều hơn lượng khách hàng tiềm năng. Và bạn hãy chắc chắn rằng những nội dung được đưa ra là hợp thời và hấp dẫn.

- Cập nhật các nội dung đã cũ: cũng là một cách hay để tái sử dụng những tài nguyên bạn đã có sẵn. Hãy chia sẻ nó càng nhiều càng tốt.

- Cho phép nhiều người tham gia đóng góp nội dung: nếu bạn đang quản lý một công ty hoặc một tổ chức lớn. Làm như vậy, bạn có thể có được nhiều nội dung hay từ nhiều nguồn khác nhau với các góc nhìn khác nhau.

- Tương tác với cộng đồng của bạn: thông qua các kênh tương tác có sẵn như mạng xã hội, forum,… để mở rộng các nội dung phong phú và thu hút thêm lượng khách hàng tiềm năng.

Những thay đổi này là không thể tránh khỏi. Và nhữg doanh nghiệp cũng như cá nhân sớm nhận ra sự thay đổi đó và thích nghi với chúng sẽ chắc chắn vươn lên dẫn đầu trong thời gian tới.

Google đang thử nghiệm giao diện mới?


Trang Techno-Net vừa đăng tải một đoạn video về giao diện "mới" của website tìm kiếm Google. Do họ không nói rõ làm sao tìm thấy video này nên chúng ta cũng không thể nói chính xác được giao diện đó được thực hiện gần đây hay là đã có từ lâu, không còn được phát triển và bây giờ mới được đăng lên. Đoạn video cho thấy giao diện Google vẫn rất đơn giản và trực quan, thay đổi lớn nhất đó là các thanh công cụ đã được chuyển từ cạnh trái sang phía trên màn hình, bên dưới ô tìm kiếm.

Thay vì nằm ở cạnh trái như hiện tại, các nút công cụ như tìm kiếm hình ảnh, blog, tin tức... được đưa lên phía trên. Ưu điểm của cách làm này là giúp cho ta dễ dàng nhìn thấy các nút này hơn và thao tác chúng một cách nhanh chóng mà không cần phải lia chuột quá xa sang cạnh trái của màn hình. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là làm cho vùng hiển thị kết quả bị ngắn đi một khoảng đáng kể. Vì hầu hết các màn hình máy tính hiện nay đều là màn hình rộng, có lợi thế về chiều ngang nên việc đặt các nút đó ở cạnh trái thì sẽ tận dụng được nhiều không gian hơn là để bên trên. Bạn có thể xem đoạn video ở cuối bài viết này.

Local Seo – Seo từ khóa liên quan địa điểm doanh nghiệp

Có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đến những từ khóa rất hot, rất cạnh tranh trên thị trường nhưng quên đi những từ khóa liên quan địa điểm của doanh nghiệp như: thiết kế web hcm, giấy dán tường hcm, shop trẻ em quan 3. Theo thống kê của TMP Directional Marketing & comScore thì những từ khóa này có tỷ lệ chuyển đổi ROI rất cao:

  • 46%của Local Search liên hệ với doanh nghiệp qua điện thoại sau khi thực hiện các thao tác tìmkiếm
  • 37% trong số đó liên hệ trực tiếp không thông qua hình thức nào
  • 30%tổng số lượng traffic hằng tháng trở thành khách hàng của doanh nghiệp



Hôm nay, Seoweb24h tổng hợp lại cách Seo từ khóa có liên quan đến địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa theo vùng miền kinh doanh

Ví dụ: Vỏ xe (HCM) – Lốp xe (HN).
Bước 2: Viết bài giới thiệu hoặc đăng ký trên các web liệt kê danh sách doanh nghiệp địa phương. (Google place, Yellowpage, trang doanh nghiệp địa phương …).

Bước 3: Tối ưu On page cho trang cần Seo

  • Tương tự như SEO truyền thống nhưng hướng đến mục tiêu địa phương.
  • Bổ sung thẻ Geo Meta, địa chỉ, số điện thoại, ZIP, bản đồ vào nội dung trang.
  • Xây dựng sitemap nếu có nhiều trang triển khai Local SEO
Chú ý khi tối ưu on page

  1. Phải có trang liên hệ, trong đó có bản đồ (GoogleMap), nội dung phải phù hợp với trang cần seo và trỏ liên kết đến trang
  2. Tiêu đề phải có tên thành phố, quận…Và đừng quên từ khóa trong tiêu đề.
  3. Địa chỉ, số điện thoại phải thuộc về địa phương và trùng hợp trong trang.
  4. Nếu hoạt động trên nhiều khu vực thì liệt kê.
  5. Trỏ liên kết từ trang chủ đến trang trong..
Cấu trúc thẻ GEO Meta: có 3 thuộc tính Nằm trong phần HEAD

Resigzed ImageClick this bar to view the full image.
Cú pháp

<METANAME=”geo.position”CONTENT=”Kinh độ;Vĩ độ”>

<METANAME=”geo.placename”CONTENT=”Tên địa phương”>

<METANAME=”geo.region”CONTENT=”Tên khu vực”>

Bước 4: Xây dựng liên kết – Seo Off Page

  • Trang cần seo cũng giống như trang web, cần back-link từ những trang liên quan
  • Từ những trang cùng địa phương (dựa trên domain/hosting)
  • Từ những trang cung cấp danh sách các Doanh nghiệp địa phương
  • Từ những trang mạng xã hội
Bước 5: Phân tích đo lường bổ sung.

Kết luận: Cách thực hiện Local SEO – Seo từ khóa liên quan đến địa điểm doanh nghiệp không có gì khác so với quy trình Seo cơ bản. Trong bài chỉ nhấn mạnh thêm về cách dùng thẻ GEO, ứng dụng Google Place và tỷ lệ chuyển đổi ROI của Local Seo cao rất nhiều so với các từ khóa khác.

Microsoft hợp tác với Yelp để nâng cao kết quả tìm kiếm địa điểm trên Bing



Nếu như Google mua lại Zagat để nâng cao khả năng tìm kiếm địa điểm cho Google Search thì Microsoft cũng không chịu ngồi yên khi mới đây, gã khổng lồ phần mềm đã hợp tác với Yelp nhằm tích hợp nội dung vào Bing. Yelp là một công ty trực tuyến giúp người dùng tìm kiếm những nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tốt nhất dựa trên đánh giá của người dùng.

Tính năng mới của Bing sẽ được Microsoft phát hành tại Mỹ vào ngày thứ 5 tới và mở rộng sang nhiều quốc gia khác trong vài tuần sau đó, Yelp cho biết.

Mike Nichols, giám đốc quản lý của Bing nhấn mạnh: "Cho dù bạn tìm kiếm một nhà hàng theo ý muốn, một địa điểm giải trí buổi tối hay một dịch vụ địa phương, Yelp là một nguồn tài nguyên rất đáng tin cậy. Việc cho phép người dùng làm được nhiều thứ hơn khi tìm kiếm bao gồm việc xây dựng những tính năng và dữ liệu mà họ tin tưởng ..."

Như đã đề cập ở trên, Bing và Yelp hợp tác nhằm đáp trả Google+ Local, một dịch vụ cung cấp cho người dùng những ý kiến đánh giá về địa điểm từ Zagat và khuyến cáo của bạn bè trên Google+ bên cạnh kết quả tìm kiếm thông thường. Không chỉ trên Google+, kết quả tìm kiếm từ dữ liệu đánh giá của Zagat cũng có thể được tích hợp vào Google Search và ứng dụng Google Maps trên di động. Với việc tích hợp Zagat vào nhiều dịch vụ từ mạng xã hội đến bản đồ, người dùng Google có thể rút ngắn thời gian khi tìm kiếm địa điểm và ý kiến đánh giá về địa điểm.

Dĩ nhiên, Microsoft cũng đã nhận ra những lợi thế của Google và hãng đã nhanh chóng chuyển hướng tập trung nâng cấp Bing trong những tuần vừa qua. Hồi tuần trước Microsoft cũng đã công bố hợp tác với Encyclopedia Britannica để mở rộng kết quả tìm kiếm trên Bing. Hiện tại, Bing đã kết hợp các câu trả lời từ dịch vụ Britannica Online trực tiếp trên trang kết quả.

Theo tinhte

Thị phần của Google sụt giảm, Bing và Yahoo tăng tốc

Hitwise, một công ty chuyên về dịch vụ thống kê dữ liệu, đã thực hiện một cuộc khảo sát về các công cụ tìm kiếm trực tuyến. Bản nghiên cứu sử dụng dữ liệu tìm kiếm của 10 triệu người dùng internet Mỹ.

Kết quả cho thấy trong vòng một năm, từ 5/2011 đến 5/2012, thị phần tìm kiếm của Google đã sụt giảm từ 68,11% xuống còn 65,02%, tức là đã giảm 3,09%. Trong khi đó, công cụ Bing của Microsoft có bước tăng trưởng thị phần mạnh mẽ với mức tăng 5% so với cùng kì năm ngoái, đứng ở mức 28,12% còn Yahoo Search thì ít hơn một chút với mức tăng trưởng là 3% sau một năm, chiếm 14,95% thị phần tìm kiếm trực tuyến.



Bing đang dần chiếm lấy thị phần tiềm kiếm trực tuyến từ tay Google.

Công ty Hitwise đã không đưa ra bất kì lời giải thích nào cho sự sụt giảm của Google. Họ chỉ nhấn mạnh rằng Microsoft và Yahoo đã có những nỗ lực rất đáng ghi nhận nhằm cải tiến và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của mình trong việc cạnh tranh với gã khổng lồ Google. Chẳng hạn như Microsoft đã có những chương trình đặc biệt thu hút người dùng như TangoCard hay Bing Reward: mỗi khi người dùng sử dụng công cụ Bing để tìm kiếm thông tin trên mạng sẽ có cơ hội nhận được những phần quà hấp dẫn như thẻ tặng quà hoặc các món hàng ảo rất thú vị. Chính những chương trình như vậy đã lôi kéo và khuyến khích người dùng, đảm bảo rằng họ sẽ lại sử dụng Bing mỗi khi muốn tra cứu thông tin trực tuyến.

Hitwise cũng chỉ ra một thống kê khá thú vị: người dùng Internet ưu tiên tìm kiếm với từ khóa một từ hơn là sử dụng một cụm từ hay một chuỗi từ. Mức độ tìm một từ tăng 18% trong khi các từ khóa dài hơn thì có chiều hướng giảm dần.

Theo Genk

Hướng dẫn sử dụng Rich Snippets toàn tập

Bài viết này tôi sẽ tổng hợp những Rich Snippets phổ biến nhất

Công cụ Test Rich Snippets: http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets

Hướng dẫn:

- itemscope: Định nghĩa khối có tác dụng.

- itemtype: Khai báo cho Google biết định nghĩa và nhận dạng data cho thuộc tính itemprop.

- itemprop: Khai báo định dạng cấu trúc mà itemtype cung cấp


Nguồn: http://schema.org/docs/schemas.htmlhttp://www.data-vocabulary.org



1. Rich Snippets xếp hạng, bình chọn, bỏ phiếu:

HTML:

<div itemscope itemtype="http://schema.org/Recipe">
<span itemprop="name">Cộng đồng Google Việt Nam</span>
<img itemprop="image" src="http://igoo.vn/Source/images/logo.png" alt="Cộng đồng Google Việt Nam">
<div itemprop="aggregateRating" itemscope="" itemtype="http://schema.org/AggregateRating">
<span itemprop="ratingValue">9</span>/<span itemprop="bestRating">10</span>
<span itemprop="ratingCount">99</span> bình chọn
</div>
</div>
Minh hoạ:



HTML:

<div itemscope itemtype="http://schema.org/Recipe">
<span itemprop="name">Cộng đồng Google Việt Nam</span>
<img itemprop="image" src="http://igoo.vn/Source/images/logo.png" alt="Cộng đồng Google Việt Nam">
<div itemprop="aggregateRating" itemscope="" itemtype="http://schema.org/AggregateRating">
<span itemprop="ratingValue">9</span>/<span itemprop="bestRating">10</span>
<span itemprop="reviewCount">999</span> bài đánh giá
</div>
</div>

Minh hoạ:


HTML:

<div itemscope itemtype="http://data-vocabulary.org/Recipe">
<span itemprop="name">Cộng đồng Google Việt Nam</span>
<img itemprop="photo" src="/images/logo.jpg" alt="Cộng đồng Google Việt Nam" />
<div itemprop="review" itemscope itemtype="http://data-vocabulary.org/Review-aggregate">
<span itemprop="rating">2</span>
<span itemprop="count">10</span>
</div>
</div>

Minh hoạ:

HTML:

<div itemscope itemtype="http://data-vocabulary.org/Recipe">
<span itemprop="name">Cộng đồng Google Việt Nam</span>
<img itemprop="photo" src="/images/logo.jpg" alt="Cộng đồng Google Việt Nam" />
<div itemprop="review" itemscope itemtype="http://data-vocabulary.org/Review-aggregate">
<span itemprop="rating">2</span>
<span itemprop="votes">15/span>
</div>
</div>

Minh hoạ:


2. Rich Snippets Breadcrumb link (navigation link):

Tham khảo: http://igoo.vn/breadcrumb-link-navig...trong-seo.html

HTML:

<ul itemscope itemtype="http://data-vocabulary.org/Breadcrumb">
<li><a itemprop="url" href="/" title="Trang chủ"><span itemprop="title">Trang chủ</span></a></li>
<li itemscope itemtype="http://data-vocabulary.org/Breadcrumb"><a itemprop="url" href="/trang1" title="Trang 1"><span itemprop="title">Trang 1</span></a></li>
<li itemscope itemtype="http://data-vocabulary.org/Breadcrumb"><a itemprop="url" href="/trang2" title="Trang 2"><span itemprop="title">Trang 2</span></a></li>
<li itemscope itemtype="http://data-vocabulary.org/Breadcrumb"><a itemprop="url" href="/trang3" title="Trang 3"><span itemprop="title">Trang 3</span></a></li>
</ul>

Minh hoạ:



3. Xác nhận Google+ Pages với Website:

Tham khảo: http://igoo.vn/xác-nhận-google-pages...video-seo.html

4. Xác nhận tác giả bài viết bằng Google+:
Bạn chỉ cần thao tác 2 bước đơn giản để khai báo với Google là bài viết đó là của bạn.

B1: Copy thẻ <a> vào bài viết:
<a rel="author" href="https://plus.google.com/[ID Google+]?rel=author">[Tác giả]</a>
ví dụ: <a rel="author" href="https://plus.google.com/116602647998496576269?rel=author">Bình Nguyễn</a>
B2: Đăng nhập Google+ -> sửa tiểu sử của bạn -> thêm website của bạn vào mục Cộng tác viên để xác nhận bạn đang làm việc với Website

Hướng dẫn submit url, submit bài viết, submit rss

yeuseo.com xin hướng dẫn các bác newbia cách submit url, submit bài viết, submit rss lên các site danh bạ.
1. submit URL
Bước 1: Bạn truy cập vào website http://dmoz.com - Một loạt danh mục về các lĩnh vực của website hiện ra ở trang chủ. Bạn có thể chọn lĩnh vực website của bạn hoặc có thể chọn vị trí địa lý.
Regional -> Asia -> Vietnam

Tiếp theo bạn chọn lĩnh vực của website của bạn
http://www.dmoz.org/Regional/Asia/Vietnam/

Sau khi chọn được lĩnh vực website , bạn nhìn lên phí trên bên phải chon “Suggest URL

Điền các thông tin như hình sau


2. Submit bài viết
yeuseo.com làm ví dụ trên website articlesbase.com
B1: Bạn vào link sau để đăng ký : http://www.articlesbase.com/join . Đăng ký xong bạn nhớ vào email kích hoạt

B2: bạn vào link sau để đăng bài viết mới http://www.articlesbase.com/myhome. Bạn bấm vào Publish Article

Bạn soan thảo bài viết theo hướng dẫn như hình dưới rùi bấm Submit

Chú ý khi viết bài phải tuân theo số ký tự cho mỗi trường, bài viết ở articlesbase.com chỉ chấp nhận ngôn ngữ tiếng anh. Và chờ trong vòng 72h để họ duyệt và chấp nhận bài viết của bạn.

3. Submit RSS
yeuseo.com xin lấy 1 ví dụ trên bulkping.com
B1 : Đầu tiên bạn phải Tạo RSS feeds
B2: bạn vào link : http://www.bulkping.com/free-rss-submit-online/ Điền các thông tin sau

B3: chọn các danh bạ submit rss

B4: Kết quả

Tại sao Website của bạn Index chậm?




Được trải nghiệm thực tế công cụ theo dõi các Search Engine đang bot (truy cập) vào website của mình.

Mình đúc kết một số lý do tại sao Website của bạn Update, Index chậm?



1. Nội dung Website chưa tốt, chưa sử dụng rel="nofollow" hợp lý, website có nhiều link chết (lỗi nghiêm trọng).

Ví dụ Googlebot sẽ ghé thăm website của bạn trung bình 300 link /ngày, mà trong số đó số link chất lượng ít ỏi toàn link die, link page không mong muốn.

Vì vậy điều này khá quan trọng, bạn hãy điều hướng tốt Googlebot, tốc độ Index của bạn sẽ thay đổi đáng kể.

2. Website mới, không có Sitemap.xml, không cài đặt Webmaster Tools để Ping Sitemap.xml hay sử dụng tính năng Fetch as Google (Tìm nạp như Google)

3. Bạn không có liên kết chất lượng, liên kết có độ tươi cao, bạn không sử dụng Social...

4. Thẻ <meta robots> và robots.txt ngăn cản sự truy xuất của Google. Hãy tìm hiểu và sử dụng hợp lý.
Tham khảo: http://igoo.vn/tạo-và-sử-dụng-file-robots-txt.html

5. Page của bạn đang bị Google phạt vì tội SPAM từ khoá, link (Google Penguin). Hãy làm lại nội dung Onpage, link onpage và khai báo lại với Google và chờ đợi.

Kết luận:

Số lượng page trong website không quan trọng, index nhiều cug ko quan trọng.

Quan trọng nhất là chất lượng của mỗi page index.

Bạn phải quản lý tốt thẻ <meta> và nội dung của từng page. Tránh lỗi Duplicate cơ bản.

2 thẻ meta xác định Duplication content

Google công bố ra 2 thẻ mới giúp các Báo điện tử, doanh nghiệp xuất bản web nội dung độc quyền muốn được Google xác định chủ quyền nội dung của mình tránh vấn nạn ăn cắp nội dung hiện nay.

Thẻ meta ghi nhận nguồn

Google Tin tức lập chỉ mục cho hàng chục nghìn bài viết mỗi ngày nhưng không phải tất cả bài viết đều là phiên bản gốc. Giờ đây, nhà xuất bản có thể sử dụng hai thẻ meta để giúp chúng tôi quyết định xem chúng tôi nên coi URL nào là phiên bản gốc của bài viết:

syndication-source cho biết URL nào là bản sao của bài viết được cung cấp.

original-source cho biết URL nào phải được ghi nhận là bản gốc của bài viết. Hiện tại, chúng tôi chỉ thu thập dữ liệu sử dụng cho thẻ này để xác định tính hiệu quả của thẻ. Hiện không có thay đổi nào về xếp hạng dựa trên thẻ này.

Cách sử dụng thẻ
Cả hai thẻ đều là thẻ meta HTML chuẩn và cần được thêm vào phần tử <head> của trang bài viết:


Code:
<meta name="syndication-source" content="http://www.example.com/wire_story_1.html">
<meta name="original-source" content="http://www.example.com/scoop_article_2.html">
Xin lưu ý rằng trong cả hai trường hợp, thuộc tính nội dung đều chứa URL. URL của trang hiện tại có thể được sử dụng để cho biết rằng URL này cần được ghi nhận bằng một trong hai thẻ. Mong muốn của chúng tôi là bạn chỉ cần sử dụng một trong hai thẻ này cho một bài viết cụ thể vì các thẻ này giải quyết các trường hợp khác nhau. Nếu một nhà xuất bản dùng cả syndication-source và original-source trên một bài viết, chúng tôi sẽ chọn một trong hai thẻ này để sử dụng.

Ý NGHĨA CỦA THẺ

Syndication-source
Nếu bạn là nhà xuất bản cung cấp nội dung hoặc là người cung cấp nội dung từ một nguồn khác thì bạn nên sử dụng thẻ syndication-source. URL content phải là URL tồn tại trong một thời gian dài ("có thể đánh dấu trang") tham chiếu đến nguồn cung cấp.

Ví dụ về cách sử dụng
Nếu bạn xuất bản một bài viết và cung cấp bài viết đó cho các trang web khác: Bạn nên sử dụng thẻ syndication-source và đặt URL trang web của mình cho bài viết đó trong trường content. Bạn cũng nên chỉ dẫn trang web tái xuất bản nội dung mà bạn đã cung cấp sử dụng thẻ syndication-source và đặt URL trang web của bạn trong trường content.

Nếu bạn xuất bản một bài viết được cung cấp qua một tổ chức: Bạn nên sử dụng thẻ syndication-source để tham chiếu Google Tin tức đến URL gốc.

Nếu bạn xuất bản một bài viết được cung cấp qua một tổ chức nhưng không biết URL gốc của bài viết này: Bạn có thể sử dụng thẻ syndication-source bằng cách bao gồm trang chủ của trang web ban đầu trong trường content của thẻ meta HTML.
original-source

Thẻ này nên được sử dụng để xác định bài viết gốc. Giống như thẻ syndication-source, URL content phải là URL tồn tại trong một thời gian dài và có thể là URL của trang hiện tại.

Tuy nhiên, khác với thẻ syndication-source, nhà xuất bản có thể sử dụng thẻ này trong nhiều trường hợp để trỏ đến bất kỳ hoặc tất cả các bài viết xứng đáng được ghi nhận ở một mức độ nào đó vì đã đăng tin bài này.

Lưu ý quan trọng: Hiện tại, Google Tin tức sẽ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với xếp hạng của bài viết dựa vào thẻ này. Chúng tôi cho rằng đây là phương pháp đầy hứa hẹn cho việc phát hiện bản gốc trong một nhóm các tin bài đa dạng nhưng chúng tôi vẫn chưa chắc chắn cho tới khi chúng tôi nắm được nhiều dữ liệu. Bằng cách phát hành thẻ này, chúng tôi yêu cầu các nhà xuất bản cùng tham gia vào thử nghiệm mà chúng tôi hy vọng sẽ cải thiện Google Tin tức nói riêng và ngành báo chí trực tuyến nói chung.

Ví dụ về cách sử dụng
Nếu bạn xuất bản một bài viết hoàn toàn bao gồm tin bài gốc: Hãy sử dụng thẻ original-source và tham chiếu đến URL bài viết của bạn trong trường content của thẻ.

Nếu bạn xuất bản một bài viết và muốn xác định nguồn ban đầu của tin bài này: Hãy sử dụng thẻ original-source và tham chiếu đến URL của bài viết đó trong trường content của thẻ.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Tại sao tôi nên trích dẫn đối thủ của mình? Điều đó có giúp tin bài của họ được xếp hạng cao hơn tin bài của tôi không?
Các nhà xuất bản vẫn thường trích dẫn ấn phẩm của người khác nhưng thường ở trong phần nội dung bài viết của họ. Những thẻ meta này chỉ mã hóa các trích dẫn đó để trình thu thập dữ liệu của chúng tôi có thể hiểu chúng. Với ý nghĩa như vậy, các thẻ meta này phù hợp với thực tiễn xuất bản hiện tại.

Nếu chúng tôi phát hiện thấy một trang web sử dụng các thẻ meta này một cách không chính xác (ví dụ: chỉ quảng bá nội dung của chính họ), chúng tôi sẽ giảm tầm quan trọng mà chúng tôi gán cho các thẻ meta của họ. Và như thường lệ, chúng tôi bảo lưu quyền xóa trang web khỏi Google Tin tức, ví dụ, nếu chúng tôi xác định được đó là trang web gửi spam.

Tôi đã thêm một trong các thẻ này, tại sao bài viết của tôi không được hiển thị?
Nếu cuối cùng chúng tôi kết luận rằng các thẻ này thực sự hữu ích, chúng tôi sẽ kết hợp chúng cùng với nhiều dấu hiệu khác để xếp hạng và nhóm các bài viết trong Google Tin tức. Còn hiện tại, thẻ syndication-source sẽ chỉ được sử dụng để phân biệt các nhóm bài viết trùng lặp giống nhau trong khi thẻ original-source mới chỉ được nghiên cứu và sẽ không ảnh hưởng tới việc xếp hạng.

Làm cách nào để chặn đứng các nhà xuất bản xấu tự nhận là nguồn ban đầu của mọi bài viết?
Nếu chúng tôi phát hiện trang web đang lạm dụng các thẻ này, theo quyết định của riêng mình, chúng tôi có thể bỏ qua các thẻ nguồn của trang web hoặc xóa hẳn trang web khỏi Google Tin tức. Giống như với mọi siêu dữ liệu khác do nhà xuất bản cung cấp, chúng tôi sẽ thực hiện các bước để đảm bảo tính toàn vẹn và độ tin cậy của thông tin này.

Tại sao không sử dụng thông số hNews hoặc thẻ Canonical?
Chúng tôi thấy rằng các tùy chọn hiện tại giải quyết các trường hợp sử dụng khác nhau hoặc không đủ để đạt được các mục tiêu của chúng tôi. Siêu dữ liệu trên web càng chính xác bao nhiêu thì web sẽ càng trở nên tốt hơn bấy nhiêu.

Tầm quan trọng của cấu trúc internal link

Dịch vụ SEO là một trong những phần quan trọng cho chiến dịch Online Marketing mà bạn phải chuẩn bị trước khi thiết kế website. Khi internet tiếp tục phát triển hàng giờ , và có rất nhiều trang web xuất hiện nhiều hơn hàng ngày đang cạnh tranh nhau rất gay gắt nhằm có một vị trí hàng đầu trên các công cụ tìm kiếm; để có thể xuất hiện Top 10 trên các công cụ tìm kiếm, thì bạn phải có một chiến dịch SEO tổng thể và lâu dài.

Có rất nhiều câu hỏi về những cách xây backlink hiệu quả trong SEO , trong bài viết này, tôi xin đề cập về việc xây dựng backlinks từ bên ngoài và cấu trúc backlinks liên kết nội bộ . Nếu như vấn đề này vẫn còn liên quan và phổ biến đến ngày hôm nay (sau khi trải qua nhiều lần Google Panda Updated) ? Đặc biệt là các liên kết bên ngoài và cấu trúc liên kết nội bộ trong site đã thay đổi như thế nào sau khi có nhiều cập nhật mới mà Google đưa vào SEO?

Xây dựng backlink vấn là một việc làm phổ biến và quan trong mặc dù sau nhiều lần Google Panda Updated . Vấn đề hầu hết mọi người dường như cảm thấy backinks có hiệu quả thấp là vì họ đang liên kết thông qua các từ khóa không liên quan đến website hay các dịch vụ họ đang kinh doanh, liên kết với các trang web có cấu trúc site rất tệ , và backlinks không được da dạng hoặc chất lượng kém.

Sau đây là những gì tôi xin đưa ra dẫn chứng cho việc xây links cho các từ khóa không liên quan .

Nếu tôi có một trang web có nội dung dựa trên :
- Blue Widgets
- Dark Blue Widgets
- Small Dark Blue Widgets

Trước kia tôi chỉ cần dùng hàng loạt các từ khóa không liên quan đến nội dung làm anchor text, hiệu quả của việc này khá tốt và có hiệu ứng trong thời gian dài, còn bây giờ thì không còn hiệu quả nữa .

Vì thế tôi sẽ không xây dưng backlinks với những anchor text như sau, mặc dù những từ khóa này vẫn cùng một thể loại:
- Green Widgets
- Bright Pink Widgets

Tôi sẽ xây links theo các từ khóa sau:
- Widgets
- Where to buy blue widgets
- Dark blue widget reviews
- What is a widget
- Small and Big Dark Blue Widgets
Bạn phải xem xét thật kỹ để đặt anchor text ở dạng “phrases”, ý của tôi là sử dụng anchor text một cách rất than thiện và “natural” với SEs.




Chúng ta đang liên kết các nội dung liên qua có cùng chủ đề lại với nhau.
Trong ví dụ này, một bài viết với chủ đề là “Blue widgets” được liên kết với một bài viết “Dark Blue Widgets”, và bài viết này được liên kết với bài viết mới “Small Dark Blue Widgets” và cuối cùng bài viết này được liên kết lại với bài viết đầu tiên “Blue Widgets”

Bạn cũng có thể làm theo cách sau đây:



Một số người dùng cách này để xây dựng pagerank theo nhóm, nhưng tôi không quan tâm nhiều đến Pagerank.

Pagerank chỉ là một công cụ nhỏ mà trong thuật toán Google dùng để xác định một webpage có giá tri, nhưng nó sẽ biến mất sớm trong thời gian tới (cũng như Google PR Toolbar), vấn đề chủ yếu là thời gian.

External Links:

Nếu bạn muốn cạnh tranh với các đối thủ cho những từ khóa có lượng cạnh tranh cao, thì bạn phải xây dựng một lượng backlinks bên ngoài có giá trị, trỏ về site của bạn.

Bạn phải nhớ những điều sau đây:
* Backlinks phải đến từ nhiều nguồn khác nhau. Backlinks đa dạng sẽ tốt hơn nhiều so với 10k links cùng một dạng. Nếu bạn muốn bán hàng trong mùa cao điểm hoặc chào hàng một sản phẩm mới, thì bạn có thể nghĩ ngay đến Google Adwords.

* Để SEO có hiệu quả tốt, bạn phải tối ưu hóa onpage và offpage, internal links and external links một cách toàn diện.

* Hãy nhớ rằng không chỉ sử dụng môt từ hay cụm từ làm anchor text, bạn phải sử dụng nhiều từ khóa liên quan để làm anchor text.

*Xây dựng mạng lưới liên kết riêng trên các web freebie , các trang web của riêng bạn trên nhiều địa chỉ IP khác nhau , vv … ! Tránh xa hay hạn chế sử dụng Google Analytics và Google webmaster tools . Bạn có thể sử dụng Tool analytics này: Piwik.

* Tạo liên kết từ các social bookmark , press release , bài viết , blog , vẫn còn rất hiệu quả.


(Nguồn seopandaagency.org)

Marketing online và lợi ích của nó?

Marketing online là hình thức quảng cáo trên mạng, quảng cáo trên cộng đồng mạng nhằm thúc đẩy xúc tiến việc bán hàng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, dịch vụ của công ty đến với khách hàng.

Internet Marketing, Email Marketing, Quảng cáo trên mạng... là những ngôn ngữ thường gặp và đây cũng chính là hình thức Marketing online hay còn gọi là quảng cáo trực tuyến (E-marketing).
Đặc điểm của Marketing Online

Đặc điểm cơ bản của hình thức Marketing online là khách hàng có thể tương tác với quảng cáo, có thể click chuột vào quảng cáo để mua hàng, để lấy thông tin về sản phẩm hoặc có thể so sánh sản phẩm này với sản phẩm khác, nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác…

Marketing online sẽ giúp cho nhà cung cấp có thể lựa chọn được khách hàng mục tiêu và tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới từ đó giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí, nâng cao hiệu quả của công việc kinh doanh. Đây là đặc điểm cơ bản nhất mà các loại hình quảng cáo khác không có được như: quảng cáo Tivi, Raddio, báo giấy...

Hiệu quả của Marketing Online

Hiệu quả của Marketing online mang lại vô cùng lớn nay khi mà Internet đã chiếm lĩnh thị trường, chỉ cần một vài lần click chuột là bật cứ đâu trên thế giới này bạn cũng có thể biết thông tin của bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hay như các thông tin mà bạn muốn.
Việc quảng cáo trên mạng sẽ giúp bạn lựa chọn định vị được khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu do đó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh.
Thêm vào đó hiện nay số người sử dụng Internet đang tăng với tốc đọ rất nhanh, do đó quảng cáo hay kinh doanh trên mạng (thương mại điện tử) sẽ là một lựa chọ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Một số lợi ích của marketing trực tuyến

  1. Rút ngắn khoảng cách: Vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng. Internet đã rút ngắn khoảng cách, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép nhiều người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống.
  2. Tiếp thị toàn cầu: Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như khong thể.
  3. Giảm thời gian: Thời gian không còn là một yếu tố quan trọng. Những người làm marketing trực tuyến có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7.
  4. Giảm chi phí: Chi phí sẽ không còn là gánh nặng. Chỉ với 1/10 chi phí thông thường, Marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi.
Đòi hỏi đối với người làm Marketing trực tuyến
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Cùng với nó là sự thay đổi về thói quen cũng như tập quán tiêu dùng của khách hàng. Đứng trước những thay đổi đó, những người làm marketing trực tuyến ngoài những phẩm chất vốn có, cần phải có:
  1. Kỹ năng quản lý thông tin: Những nhà marketing có những thông tin hay về khách hàng và những thông tin hay hơn cho họ. Trong thế giới điện tử, thông tin về khách hàng rất dễ tìm kiếm với một khoản chi phí không đáng kể. Những nhà quản lý marketing có thể có những thông tin rộng lớn mang tính toàn cầu. Do vậy, họ phải có những kỹ năng quản lý các thông tin này để có thể rút ra được những thông tin thật sự hữu ích, giúp cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Hiểu biết về công nghệ thông tin: Các nhà marketing trực tuyến cần phải hiểu biết về các kỹ năng công nghệ thông tin để ứng dụng trong công việc của mình. Ví dụ như các nhà marketing trực tuyến cần phải biết sử dụng công cụ tìm kiếm (Search Engines) để có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trên Internet. Hoặc khi khách hàng tiến hành mua hàng tại một website, người làm marketing trực tuyến phải biết cách xây dựng các giải pháp tiếp nhân và tự động xử lý các đơn đặt hàng, cũng như tự động theo dõi quá trình bán hàng cho đến khi người mua nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đặt mua. Tất cả đều không có sự ngắt quãng. Thực hiện được điều đó sẽ tiết kiệm được chi phí và giữ được khách hàng tiếp tục quay lại mua hàng. Do vậy, các nhà marketing trực tuyến cần phải có sự hiểu biết về công nghệ thông tin để thành công.
  3. Vốn tri thức: Trí tưởng tượng, sự sáng tạo và khả năng kinh doanh là những yếu tố quan trọng hơn cả vốn bằng tiền. Vì chúng ta đang ở trong thế kỷ 21 nơi mà sự giàu có về tiền tệ đang dần được thay thế bằng những sáng kiến, sáng tạo có ý nghĩa. Những tài sản vô hình như vốn tri thức hay các kiến thức chuyên môn là nguồn tài sản vô giá mà người làm marketing cần phải có.
  4. Khả năng xử lý thông tin nhanh: Thời gian mà một nhà marketing kiểm soát được khách hàng của họ qua màn hình máy tính là 30 giây. Nó được bắt đầu bằng việc lướt qua các kênh, kiểm tra và nhấn chuột. Tất cả những người mua là các cá nhân hay các doanh nghiệp đều đang rất khắt khe và khó tính bởi vì đang có một số lượng rất lớn các nhà cạnh tranh trên toàn cầu, tất cả đều đang cạnh tranh rất khốc liệt. Do vậy, khả năng xử lý thông tin và đưa ra những giải quyết kịp thời là yếu tố vô cung quan trọng.
Các phương tiện Marketing trực tuyến
Các phương tiện marketing trực tuyến bao gồm nhiều phương thức khác nhau mà các công ty có thể sử dụng để giới thiệu về sản phẩm đến các doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phương tiện marketing trực tuyến thường khác so với việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Một số phương thức thông dụng trong marketing trực tuyến như sau:
  1. Quảng cáo trực tuyến
  2. Catalogue điện tử
  3. Phương thức thư điện tử
  4. Chương trình đại lý (Afiliate programes)
  5. Search Engines (công cụ tìm kiếm)

Digital marketing giải pháp truyền thông Digital cho doanh nghiệp



Digital Marketing đang dần chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp bởi tính hiệu quả cao và khả năng tiết kiệm chi phí. Đặc biệt trong thời điểm kinh tế suy thoái, Digital Marketing chắc chắn sẽ là một công cụ đắc lực cho doanh nghiệp.

Vậy Digital marketing là gì?

Digital Marketing là việc ứng dụng công nghệ mạng máy tính, các hình thức truyền thông tương tác để nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm và thương hiệu, phát triển các chiến lược marketing nhằm đưa sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Điểm khác biệt lớn nhất của Digital MarketingTraditional Marketing chính là việc ứng dụng công nghệ. Digital Marketing có những hình thức tiêu biểu như SEO, SEM, Email marketing, Viral marketing và gần đây nhất xuất hiện thêm Mobile marketing.

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng hình thức tiêu biểu của Digital Marketing các bạn nhé:

SEO – Search Engine Optimization (Tối Ưu Trang Web Trên Công Cụ Tìm Kiếm)



Là kỹ thuật cải tiến hệ thống thiết kế của trang web công ty để phù hợp nhất với những tiêu chí kỹ thuật do các công cụ tìm kiếm đề ra (tiêu đề trang, thẻ meta, sơ đồ trang web …)

Kỹ thuật này sẽ giúp nâng cao thứ hạng của trang web công ty trên trang kết quả tìm kiếm. Và nếu thực hiện tốt kỹ thuật này, khi người tiêu dùng tìm thông tin bằng các từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu công ty, thông tin của công ty bạn sẽ xuất hiện ngay trang đầu tiên hay có thể ngay vị trí thứ nhất. Với vị trí này, theo thói quen của người sử dụng, trang web của bạn sẽ được click vào nhiều gấp 5 lần so với các trang khác.

SEM – Search Engine Marketing (Marketing thông qua công cụ tìm kiếm)



Theo kỹ thuật này, chuyên viên Digital Marketing sẽ dùng các chương trình như Google Adwords để mua các từ khóa phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, các chiến dịch quảng bá… Khi người tiêu dùng tìm thông tin bằng các từ khóa có liên quan, thông tin của công ty bạn sẽ xuất hiện tại khu vực dành riêng cho quảng cáo trên trang kết quả.

Đối với SEM, bạn phải thanh toán một khoản phí quảng cáo trên kênh công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, số tiền bỏ ra càng nhiều không có nghĩa mẫu quảng cáo của bạn đạt được vị trí tối ưu. Nếu bạn và đối thủ cạnh tranh cùng mua một từ khóa để quảng cáo trên cùng một công cụ tìm kiếm ở cùng một vị trí, tùy vào khả năng chuyên môn của chuyên viên SEM, mức giá CPC (cost per click) của bạn và các đối thủ sẽ rất khác nhau.

E-mail Marketing

Dựa trên một cơ sở dữ liệu khách hàng (database), Digital Marketing sẽ phân tích và phân nhóm các đối tượng khách hàng có cùng chung sở thích hoặc nhu cầu để phát triển nội dung email và gửi đến từng nhóm đối tượng phù hợp.

Kỹ thuật này không những giúp bạn có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng, mà còn có thể giữ liên lạc với những khách hàng hiện tại với nội dung được thiết kế nội mới lạ, hấp dẫn, nhằm cung cấp những thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ hay chương trình khuyến mãi của công ty. Nếu so sánh với hình thức marketing trực tiếp truyền thống thông như gọi điện, gởi thư, e-mail marketing giúp bạn cắt giảm được khoản chi phí in ấn và tiếp cận khách hàng.

Có được một cơ sở dữ liệu (database) chất lượng, phù hợp với chương trình (ví dụ về độ tuổi, thu nhập, trình độ, v.v… ), đồng thời hiểu rõ thói quen sử dụng e-mail của từng khu vực địa lý cũng như dự kiến trước những sự cố kỹ thuật phát sinh sẽ mang đến cho bạn chiến dịch e-mail marketing thành công. Một người chuyên viên Digital Marketing sẽ dựa trên kinh nghiệm, khả năng phân tích và phán đoán để thiết kế một chương trình SEM – từ việc chọn lựa từ khóa, phân loại từ khóa thích hợp, đến viết mẫu quảng cáo – trong mức chi phí cho phép nhưng vẫn tối đa hóa kết quả đạt được.

Nếu so sánh về mặt chi phí, SEM giúp tiết kiệm rất nhiều tới chi phí Digital Marketing mà hiệu quả mang lại cao hơn so với các hình thức quảng cáo khác như đặt banner trên các trang web.Trên thực tế, SEO cần nhiều thời gian để thực hiện và duy trì, vì vậy để đạt được hiệu quả cao nhất trên các kênh công cụ tìm kiếm, các công ty thường thực hiện SEM song song với SEO.

Viral Marketing


Đây là hình thức tạo ra các hoạt động, chương trình hay liên kết trong các cộng đồng mạng như diễn đàn, mạng xã hội, blog v.v… không nằm ngoài mục tiêu là giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty tới người tiêu dùng. Đặc điểm của hình thức này là tạo ra hiệu ứng lan truyền hay truyền miệng của các cư dân mạng về sản phẩm hay dịch vụ của công ty..

Mobile marketing


Tại Việt Nam, tỉ lệ sử dụng điện thoại di động ngày càng cao, ngay cả các em học sinh cấp 2, thậm chí là cấp 1 cũng được ba mẹ cho sử dụng điện thoại di động, phòng khi cần liên lạc. Hơn nữa, gần đây các nhà mạng yêu cầu phải đăng ký thông tin người sử dụng mới được sở hữu số điện thoại. Vì vậy, đây là một kênh giúp phân nhóm khách hàng để thực hiện các chiến dịch quảng cáo đúng đối tượng và hiệu quả. Hơn nữa, mức tương tác cũng nhanh hơn email marketing. Khi gửi 1 email đến khách hàng vào buổi sáng, có thể đến chiều tối họ mới đọc được thông tin (vì họ không mở hộp thư), nhưng với mobile marketing, qua hình thức tin nhắn SMS or MMS, khách hàng sẽ nhận được ngay lập tức.

SEO ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa và chính trị Việt Nam

Bạn đã từng nghĩ rộng hơn về SEO( search engine optimization)?, nghĩ sâu hơn về SEO ở tầm vĩ mô ?. Một cái nhìn ở tầm chiến lược của quốc gia mà không chỉ là cái nhìn ở tầm 1 doanh nghiệp ?[/h]

Hôm nay, Siêng muốn xin được chia sẽ với những ai đã từng nghĩ về điều đó, những điều có tính chiến lược mà sẽ ảnh hưởng tích cực đến toàn xã hội khi sử dụng SEO một cách chiến lược. Bài viết của tôi sẽ mô tả sự tác động của SEO trên 3 khía cạnh: kinh tế, văn hóa và chính trị.

1. Ảnh hưởng đến kinh tế

Mỗi năm, có hàng triệu người tìm kiếm trên google những địa điểm, vùng miền và đất nước tuyệt vời để làm điểm đến cho hành trình du lịch của họ.

Nhưng một điều quan trọng hơn, một khi người dùng cần đến Google để tìm kiếm thì đối tượng này đa số họ thích giá rẻ, chất lượng ổn và đi du lịch dài ngày. Tuy nhiên, những người này đôi khi không hẳn là người đi du lịch mà họ chỉ là các hướng dẫn viên, các nhà môi giới và các tư vấn viên du lịch..v.v

Vậy thì điều gì sẽ xãy ra với nền kinh tế khi những website doanh nghiệp và chính phủ việt Nam xuất hiện ở trang đầu của Google( 2 trong số nhiều doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn đến SEO trên Google.com)
http://www.etravelvietnam.com/sites/
http://inbound.travel.com.vn/

Chúng ta làm phép tính thông thường: cho 1 vị khách đi du lịch đến Việt Nam trung bình 15 ngày với giá trên viettravel là hơn 1000$(Trong trường hợp ngồi ở Mỹ chọn tour đến Việt Nam thì các DN việt của hưởng 1 phần) + TB vé máy bay từ Việt Nam về nhà + mua sắm các dịch vụ khác = 3000$.




Bảng từ khóa người đi du lịch hay tìm kiếm

Tôi chọn từ khóa travel để minh họa
Với xác xuất tỷ lệ CRT Trung bình(TB) là 10% vào kết quả Google.com.
Tỷ lệ chuyển đổi ước tính 20%= > ta có lượng doanh thu là

450000*12*10%*20%*3000$ = 324,000,000 $
( Nền kinh tế Việt Nam sẽ thụ hưởng 324 triệu đô mỗi năm từ doanh thu du lịch nếu SEO lên được top 1 Google.com cho từ khóa Travel)

Mở rộng hơn, thì SEO ảnh hưởng đến nền kinh tế qua nhiều lĩnh vực khác, như thủy sản, nông lâm, lương thục, dệt may.v.v


Từ khóa của các lĩnh vực có thể hái ra tiền cho nền kinh tế


2. Ảnh hưởng đến đời sống văn hóa & con người

- Theo thống kê của wikipedea.org thì hiện nay có khoảng 4 triệu người Việt sinh sống trên hơn 100 quốc gia ở năm châu lục. Những người con xa xứ này đã mang trong mình dòng máu Việt nên chất Việt hiện diện ở khắp mọi nơi và họ cũng thường xuyên tìm kiếm và theo dõi thông tin về Việt Nam.

Họ còn góp một phần không nhỏ trong bản sắc văn hóa của Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế ở quê hương xứ người. Đồng thời, họ cũng góp phần làm ấm no cuộc sống của bao gia đình Việt khi vừa là người trợ cấp, vừa là doanh nghiệp giải quyết công ăn việc Làm.

- Ngoài ra, có hàng trăm triệu người trong 7 tỷ dân, quan tâm và đang tìm kiếm thông tin về Việt Nam trên Google.

Bảng từ khóa về tin tức, văn hóa, lịch sử Vietnam


Vậy điều gì sẽ xuất hiện khi Việt Nam có một website xuất hiện trên trang 1 google.com giới thiệu về những nét đẹp con người & văn hóa Việt ?

Thật đáng buồn thay, trong 10 kết quả đầu khi gõ Vietnam trên google.com thì 3 trang là về du lịch(www.lonelyplanet.com | www.vietnamtourism.com | www.vietnam.com) , 3 kết quả của wikipedia.org và 4 kết quả(www.bbc.co.uk | www.pbs.org | Boston.com | www.state.gov ) là các tờ báo của nước ngoài.

Ý tưởng: Xây dựng 1 website như trên và SEO lên top 5 Google để bạn bè quốc tế, người con đất Việt được xem những thông tin chính xác, về nét văn hoa Việt, về con người Việt đậm đà tính nhân văn


3. Ảnh hưởng đến chính trị

- Vấn đề Hoàng Sa & Trường Sa:
với hình ảnh trên Google map thì những người nước ngoài sẽ nghĩ quần đảo bên cạnh là của Trung Quốc



TQ đã đi trước 1 bước khi google đặt tên là South China Sea mà không phải là East Vietnam Sea

Ý tưởng: Thế mạnh của chúng ta là bạn bè quốc tế sử dụng Google để search còn TQ lại dùng Baidu vậy thì tại sao không SEO tràn ngập thông tin và bằng chứng về 2 quần đảo đó là của Việt Nam. Nếu tiến hành theo cách này, gần 6 tỷ dân còn lại sẽ hiểu 2 đảo kia là của chúng ta.

- Vấn đề cuộc chiến chống chất độc màu da cam:
Hiện nay chúng ta đang đấu tranh đòi quyền được bồi thường thiệt hại chất độc da cam. Nhưng chúng ta vẫn chưa dành được phần thắng. Vì những người biết thì không nói, còn đại đa số người dân mỹ lại không biết vì không có thông tin.

Ý tưởng: SEO trên google.com để dẫn đến một bài báo của Mỹ về việc các công ty Mỹ phải có trách nhiệm với người bị hại và với thế hệ Việt Nam.


Những từ khóa về chất độc màu da cam và dioxin
Vấn đề chính trị khá là nhạy cảm và mang nhiều rũi ro nên mình chỉ trích dẫn 2 vấn đề trên…

4. Sứ mệnh của SEOer Việt ?

Hẳn không ai không phủ nhận tầm quan trọng và tính sống còn của thông tin. Hơn nữa, làm chủ thông tin là tất yếu làm chủ được cuộc chơi dù đó là cuộc chơi về kinh tế, văn hoa hay chính trị.

Trong khi, thông tin tìm thấy trên google đó là thứ thông tin tự nhiên, dễ tiếp nhận, dễ ghi nhớ mà ít có sự nghi ngờ, phòng thủ( trong suy nghĩ của rất nhiều người search).

Vì vậy, SEOer chuyên nghiệp cần phải vươn xa ra ngoài quốc tế, phải trải nghiệm trên google.com, phải tích lũy tư duy SEO toàn cầu để có thể làm chủ dòng thông tin mang tính sống còn.

Còn với tôi, tôi sẽ giúp cho các SEOer thay đổi cách nhìn, tư duy và phương thức tiếp cận để "là SEO việt nhưng tầm vóc và tư duy quốc tế".

Bounce Rate & Exit Rate là gì?

Bounce RateExit Rate là 2 thông số quan trọng trong phân tích Web (Google Analytics). Tuy nhiên, rất dễ nhầm lẫn nếu ta không tìm hiểu kỷ về chúng. Tại sao Bounce RateExit Rate là quan trọng? Ở bài viết này các bạn sẽ hiểu vì sao đây là 2 thông số quan trọng trong phân tích web.
Định nghĩa Bounce Rate và Exit Rate:



Bounce Rate: Là tỉ lệ phần trăm khách truy cập vào một trang Web nhưng sau đó lại không truy cập vào bất kỳ trang nào khác nữa trên Website của bạn.
Bounce Rate = Total Number of Visits Viewing One Page / Total Number of Visits




Exit Rate: Là tỉ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi trang Web nhất định dựa trên số visits của trang đó (hoặc pageviews). Nghe có vẻ rất giống với Bounce Rate. Tuy nhiên, có sự khác nhau ở đây, khách truy cập (Visitor) rời khỏi trang Web có thể là người đã truy cập nhiều trang Web khác trên toàn Website của bạn trước khi out.






Exit Rate trong Web Analytics



Tại sao Bounce Rate và Exit Rate là quan trọng?
Cả 2 thông số này đểu rất quan trọng trong phân tích Website và giúp bạn thu thập thêm thông tin mới từ những số liệu này. Bounce rate cũng như Exit Rate được sử dụng một cách khác nhau.





Bounce Rate trong Web Analytics



Tỉ lệ Bounce Rate có một tầm quan trọng rất lớn giúp bạn xác định Landing Page của bạn có thật sự đúng mong đợi của người tìm kiếm hay không?

Ví dụ:

Nếu bạn chạy một chiến dịch quảng cáo Website Google Adwords, bạn phải biết được tầm quan trọng của việc kiểm tra Landing Page để tối ưu hóa nó nếu nó không mang lại nhiều hiệu quả, lúc này tỉ lệ Bounce Rate trên toàn Site sẽ không mang nhiều ý nghĩa bằng tỉ lệ Bounce RateLanding Page nhất định ( trang được sử dụng trong quảng cáo Adwords). Tỉ lệ Bounce Rate trên toàn site là 50% tuy nhiên tỉ lệ Bounce Rate ở trang Landing page trong chiến dịch quảng cáo đến hơn 70%, thật sự là bạn đang gặp vấn đề trong chiến dịch của mình rồi đấy. Tại sao người dùng khi click vào quảng cáo của bạn lại bỏ đi ngay lập tức trong khi đó là trang bạn đang nhắm mục tiêu cao? Hãy tìm hiểu kỷ về dữ liệu thống kê Website, tối ưu hóa Landing Page, và thử nghiệm những yếu tố khác để làm giảm tỉ lệ Bounce Rate đồng thời gia tăng Conversion Rate. Như vậy, bạn đã thấy được tỉ lệ Bounce Rate giúp bạn xác định hiệu quả của Landing Page như thế nào rồi đấy.
Còn với Exit Rate, nó lại mang một ý nghĩa khác. Thực chất với nhiều trang Web, thông số này không đáng quan tâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang thiết lập một kết nối mang tính điều hướng của một vài trang Web thì tỉ lệ Exit Rate là rất quan trọng. Ví dụ: bạn có trang Web A – trang này là một trang mô tả và có nhiệm vụ kích thích người dùng click tiếp trang B. Tuy nhiên tỉ lệ Exit Rate của trang A là 100%, vậy thử nghĩ xem có bao nhiêu người Click đến trang B theo mong muốn được thiết kế trước của bạn? Rất nhiều trang Web về thương mại điện tử thường thiết lập cho mình một con đường duy nhất để dẫn người dùng đi qua từng bước để hoàn thành việc mua hàng trên Website. Tỉ lệ Exit Rate ở Form đăng ký mua hàng rất cao. Nếu không xác định được vì sao tỉ lệ lại cao ở Form đăng ký mua hàng thì chắc chắn việc kinh doanh của bạn đã gặp vấn đề. Nội dung không đủ hấp dẫn? Quá rắc rối? Tốc độ load trang quá lâu? …Phân tích và giải quyết được chúng thì tỉ lệ Exit Rate sẽ giảm và bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn trước đây.

Marketing trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, danh mục cắt giảm đầu tiên mà doanh nghiệp thường nghĩ đến là Marketing...

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, danh mục cắt giảm đầu tiên mà doanh nghiệp thường nghĩ đến là Marketing (Tiếp thị). Vì mọi người thường nghĩ rằng, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, người tiêu dùng nào cũng sẽ “thắt lưng buộc bụng” và chẳng mấy lưu tâm đến những sự kiện quảng bá hào nhoáng nữa. Lúc này, Marketing sẽ là một thứ “xa xỉ phẩm”, chỉ gây ra tốn kém chứ không đem lại bất cứ hiệu quả nào. Thực tế có phải như vậy?

“Đừng xem chuyện suy thoái kinh tế chỉ là một giai đoạn tạm thời, sẽ nhanh chóng qua đi mà phải nhìn nhận nó như là một thực tế hiển hiện và bình thường. Do vậy, hãy thay đổi cách làm Marketing sao cho phù hợp với thực tế đó, chứ đừng bao giờ chỉ cắt giảm và ngồi đợi suy thoái qua đi.”

- Philip Kotler -
Tư duy lại vai trò của Marketing

Peter Drucker, người được xem là “cha đẻ”của quản trị kinh doanh hiện đại từng nói rằng: “Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là tạo ra khách hàng. Và chỉ có hai chức năng trong doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là Marketing và Sáng tạo (Innovation)”.

Có thể thấy rằng, Marketing không phải là một bộ phận “chỉ biết tiêu tiền” như người ta vẫn nghĩ. Nếu như các bộ phận khác trong tổ chức chủ yếu tập trung vào việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận bằng cách lôi kéo, chăm sóc, duy trì những khách hàng hiện tại; thì nhiệm vụ của Marketing lại là tạo ra khách hàng mới bằng cách “đánh thức” những nhu cầu mới nằm ngay trong tiềm thức của khách hàng nhưng họ lại chưa từng hình dung đến nó cho đến khi có tác động của Marketing. Đó là lý do tại sao Peter Drucker cho rằng Marketing xứng đáng được xếp vào danh sách những bộ phận tạo ra lợi nhuận chứ không phải là bộ phận chi phí.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên căng thẳng và đặt áp lực lên vai doanh nghiệp mỗi ngày, rất nhiều tổ chức đã không thể giữ được tầm nhìn dài hạn đó. Ngay cả những thương hiệu tầm cỡ thế giới như GM, Sears, Kodak, AT&T… cũng phải đối diện với việc đánh mất vị thế của mình do không thể tìm thấy một lối ra phù hợp. Tâm lý chung của những người làm marketing là cảm thấy bất lực và bối rối khi những “vũ khí” đã từng mang lại hiệu quả tột đỉnh trước đây bỗng dưng trở nên vô hiệu.

Phải chăng, đó chỉ là khó khăn tạm thời hay là hệ quả của mức độ cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt? Nên tạm thời “án binh bất động” đợi suy thoái qua đi hay đã đến lúc “trở mình” để thích nghi? Nên tiếp tục đầu tư để duy trì hay cắt giảm để tiết kiệm chi phí? Hàng loạt câu hỏi khiến những nhà lãnh đạo cảm thấy mình như rơi vào một “mê hồn trận” mà chẳng biết lối ra nào sẽ dẫn đến một chiến lược marketing phù hợp.

Lối ra nào trong giai đoạn khủng hoảng?

Trong lần tái bản cuốn “Quản trị Marketing” – cuốn sách được xem là “gối đầu giường” của dân Marketing, cha đẻ marketing hiện đại Philip Kotler cũng đã phải cập nhật lại lý thuyết của mình cho phù hợp với bối cảnh mới. Ông cho rằng: “Đừng xem chuyện suy thoái kinh tế chỉ là một giai đoạn tạm thời sẽ nhanh chóng qua đi mà phải nhìn nhận nó như là một thực tế hiển hiện và bình thường. Do vậy, hãy thay đổi cách làm Marketing sao cho phù hợp với thực tế đó, chứ đừng bao giờ chỉ cắt giảm và ngồi đợi suy thoái qua đi.”

Lâu nay, suy nghĩ về Marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C...; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải nhận thức rõ sự thay đổi này, để có thể đưa ra những cách nghĩ mới, cách làm mới thật sự hiệu quả.

Ví dụ, khi quảng cáo trên truyền hình không tạo được hiệu ứng tốt nữa, chúng ta thường vội vã kết luận rằng marketing không còn hiệu quả trong giai đoạn suy thoái rồi cắt giảm ngân sách. Trong khi đó, tại sao chúng ta không thử chuyển sang các giải pháp truyền thông số/truyền thông xã hội mới như Blog, Webcast, Videocast, Postcast … để giải quyết vấn đề với chi phí thấp hơn rất nhiều, mà lại phù hợp với xu thế phát triển của xã hội?

Bên cạnh đó, vì Marketing giữ vai trò thiết yếu trong việc tạo ra doanh thu tương lai cho cả tổ chức, nên không thể xem đó chỉ là một chức năng mang tính chuyên môn giao cho một bộ phận mà mà phải là công việc mang tính chiến lược, cần sự suy nghĩ và góp sức của cả tổ chức. Nói cách khác, một chiến lược marketing hiệu quả chỉ được tạo ra khi quy trình hoạch định chiến lược đó có sự tham gia của các cấp lãnh đạo và các bộ phận có liên quan trong việc thu thập thông tin và xác định những hướng đi tiềm năng. Đồng thời, đối tượng mà nó nhắm tới không chỉ là khách hàng mà gồm cả những ai có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như các nhà phân phối, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông và cộng đồng.

Và như vậy, Marketing phải luôn là trung tâm của mọi sự thay đổi và bao quát được những vấn đề thực tế mới. Nếu thất bại trong việc chỉ ra được những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt, Marketing sẽ trở nên vô dụng, thậm chí ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Nhưng nếu được thay đổi hiệu quả, nó sẽ là sợi dây vô hình gắn kết các mối tương quan trong và ngoài tổ chức. Điều này sẽ mang lại một lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà “Cha đẻ”của quản trị hiện đại đã một lần nữa khẳng định: “Marketing đúng nghĩa sẽ là nơi phải tạo được khả năng bao phủ toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”
(NGUỒN: TRƯỜNG DOANH NHÂN PACE)

Google Penguin và mối bận tâm về SEO

Một thời gian sau khi Google Penguin ra đời, Google vui mừng vì thuật toán chống spam mới này đang hoàn thiện như dự định. Nhưng có một vài điều tổn hại do thuật toán này gây ra còn đang được cân nhắc cách khắc phục và vẫn còn những mối bận tâm về Negative SEO như một mối đe doạ. Matt Cutt, Trưởng nhóm Webspam của Google có đưa ra một số ý kiến trong một cuộc phỏng vấn như sau:

Penguin: "là một sự thành công"

Mục đích của bất kỳ lần cập nhật thuật toán là cải thiện kết quả tìm kiếm. Vậy, Penguin đã cải thiện như thế nào cho Google?

"Theo quan điểm của chúng tôi thì đây là một thành công" - Matt Cutt nói
Còn những kết quả bất thường thì sao?

Chắc chắn rằng ngay sau khi Peguin ra đời, người ta nhanh chóng dẫn ra các ví dụ về các kết quả dư thừa. Ví dụ như trang Viagra chính thức không được liệt kê trong khi những trang khác bị hack lại được liệt kê vào. Một trang website trống được liệt kê nhằm mục đích "kiếm tiền qua mạng" và có nhiều trang trống khác có thứ hạng cao. Các trang sao chép nội dung – Scamr sites thì được báo cáo là vượt thứ hạng so với những trang bị sao chép.
Vậy thì Penguin thành công như thế nào khi những loại trường hợp này xảy ra?

Matt Cutt nói rằng nhiều vấn đề đã có trước khi Penguin ra đời và những vấn đề này không phải do thuật toán chống spam mới này gây ra.

Thực tế, vấn đề của Viagra hiện giờ được xác định là vấn đề có trước khi Penguin ra đời. Do vậy, Penguin không gây ra vấn đề này.
Còn những khẳng định sai ở một số ít tình huống?

Những khẳng định sai trong trường hợp người ta thấy rằng trang của họ đã bị thuật toán Penguin đánh sai khi họ không làm spam?

Matt Cutt cho biết "Chúng tôi đã xem xét một vài tình huống cần điều tra thêm nhưng sự thay đổi này chưa có tác động như thuật toán Panda hay Florida"

Google cập nhật thuật toán Panda với mục đích loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, loại bỏ những website có thương hiệu kém vào năm ngoái. Thuật toán Florida là một cập nhật quan trọng của Google năm 2003 nhằm cải thiện chất lượng tìm kiếm.

Tôi đồng ý rằng cả hai thuật toán trên dường như có tác động tới nhiều trang hơn thuật toán Penguin. Tôi đưa ra quan điểm như vậy dựa trên việc theo dõi các phản ứng với tất cả các cập nhật này. Chắc chắn rằng không phải tất cả mọi người sẽ đồng ý với tôi. Điều này cũng như lời nhắc nhở thường xuyên rằng bất cứ trang nào bị rớt khỏi thứ hàng thì trang khác dành được thứ hạng. Các bạn ít khi nghe điều này từ những ai dành được thứ hạng.

Điểm mấu chốt ở đây là Google dường như tin rằng thuật toán Penguin thực sự tóm được những kẻ spam đúng theo ý định của Google.

Tại sao Spam vẫn "lọt lưới"

Chắc chắn khi tôi nhìn vào các báo cáo, tôi thường thấy spam là cốt lõi của nguyên nhân khiến ai đó bị rớt hạng. Nhưng nếu thuật toán Penguin có hiệu lực thì tại sao một vài trang rõ ràng spam vẫn lọt qua?

"Không có thuật toán nào là hoàn hảo cả. Khi chúng tôi muốn sự hoàn hảo, phương pháp thử nghiệm của chúng tôi là 'Làm những gì để có kết quả tốt hơn trước'" - Matt Cutt cho biết vậy.

Matt Cutt cũng giải thích rằng thuật toán Penguin được thiết kế hoàn toàn chính xác. Nó hoạt động chống lại các trang dính níu đến spam.Tuy một vài spam vẫn có thể lọt qua nhưng mặt tích cực của nó thì bạn lại có một số những khẳng định sai.
Bạn có thể khôi phục bằng cách nào?

Một trong số những khó khăn nhất với lần cập nhật này là nói cho mọi người biết cách khôi phục. Bất cứ trang nào nào bị Penguin đánh vào đều được tin là đang spam Google.

Trước kia, nếu bạn spam Google, người ta nói rằng bạn phải lưu khiếu nại bằng hình thức Reconsideration request. Tuy vậy, Google đã nói rõ rằng hình thức khiếu nại reconsideration request không giúp ích gì cho nhữn trang bị thuật toán Penguin đánh vào. Google cũng cho biết yêu cầu này sẽ tự khôi phục nếu họ xóa sạch spam.

Tuy nhiên, một trong những lý do chính tôi nhận thấy khi xem các trang bị thuật toán Penguin đánh vào có thể là do các trang này đang thực hiện các kết nối xấu. Mọi người đã sử dụng WordPress themes miễn phí (WordPress là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để xây dựng một website hay blog) hoặc sử dụng các đường kết nối tương hỗ chất lượng kém, mua link hoặc tham gia vào các mạng kết nối như những mạng gần đây Google đang chống lại.

Vậy mọi người có thể tự thoát khỏi các mạng kết nối này như thế nào, nếu họ không có sự kiểm soát với các link này bây giờ?

"Có thể xóa sạch những link này" Matt Cutt nói như vậy đồng thời đưa ra đề nghị rằng mọi người nên xem xét lại hai video ông đã thực hiện về chủ đề này:

Xem clip: http://www.youtube.com/watch?v=ES01L4xjSXE
"Rút cục lại thì bạn hãy cố gắng giải quyết những gì bạn có thể làm được"

Hãy truy cập Penguin để cập nhật lại

Nếu bạn xóa sạch các thứ rồi thì bạn biết Penguin được cập nhật bằng cách nào? Một cách lý tưởng thì bạn sẽ xem lưu lượng từ phục hồi của Google để biết thời gian tới Penguin được cập nhật.

Điều này dẫn tới một điểm quan trọng khác. Đó là thuật toán Penguin cũng như Panda là một bộ lọc, đôi khi được làm mới. Thuật toán Penguin không hoạt động liên tục nhưng hơn thế nó được dùng để tag kiểu như spam ngoài phạm vi bộ lọc spam định kỳ của Google.

Có phải thuật toán Penguin là một sự trừng phạt rộng rãi các trang hoặc trang cụ thể nào đó giống như thuật toán Panda? Nhưng căn cứ vào việc Panda có ảnh hưởng rộng tới các trang thì tôi cho rằng giả định thuật toán Penguin cũng làm được như vậy là công bằng thôi.

Theo như Matt Cutt thì điều này có nghĩa là nếu một vài trang của trang web của bạn bị tưởng là giống Penguin, thì tất cả có thể cũng bị tưởng như vậy. Cũng như vậy, khôi phục nghĩa là xóa sạch spam. Nếu bạn đã xóa rồi và vẫn chưa khôi phục được thì cuối cùng bạn cần bắt đầu một trang mới.

Một bận tâm mới về SEO mang tính tiêu cực

Trước khi có thuật toán Penguin, buổi trò chuyện về "negative SEO" – SEO mang tính tiêu cục đều chưa đi đến đầu đến đũa. Kể từ sau đó, dường như nó càng tệ hơn. Tôi đã xem những website mà nghe có vẻ như ai đó đang bị nguy hiểm nghiêm trọng vì đối thủ cạnh tranh có thể hãm hại họ.

Cốt lõi những nỗi sợ hãi này dường như một loạt giả định hoàn hảo. Gần đây Google hướng tới một số mưu đồ kết nối. Điều này khiến một vài người mất lưu lượng. Google cũng đã gửi những cảnh báo về các trang có đường link “giả mạo” hoặc “bất thường”. Việc này đã tạo ra nhiều lo lắng hơn cho một số ai đó. Sau đó, Penguin Update xuất hiện và đánh các link này, khiến càng nhiều người mất lưu lượng vì họ bị thuật toán Penguin Update đánh vào hoặc là không còn hưởng lợi từ spam link đã bị quét.
Những thứ này tạo độ chín muồi để mọi người khẳng định rằng việc chỉ ra các link xấu ở một trang web có thể tổn hại nó. Nhưng như tôi đã viết trước đó thì mối bận tâm về SEO mang tính tiêu cực không còn mới. Các SEO mang tính tiêu cực đã có từ nhiều năm nay rồi. Dù vậy, chúng ta chưa nhận thấy nó là mối bận tâm lớn.

Google đã nói rằng không dễ dàng gì cho những kẻ khác gây hại một trang web và thực tế thì có vẻ chỉ là trường hợp hy hữu thôi. Nói cụ thể thì việc chỉ ra các link xấu ở một trang tốt có các dấu hiệu tốt giống như là đang cố gắng lây truyền bệnh dịch cho một cơ thể mà nó có kháng thể rồi. Những điều tốt đẹp có sức nặng hơn những điều xấu.

Matt Cutts nhấn mạnh lại rằng SEO mang tính tiêu cực này rất hiếm có. Ông cho biết “Chúng tôi đã nỗ lực làm việc rất nhiều để đảm bảo chắc chắn rằng một ai đó cũng không thể gây tổn thương tới người khác”

Đồng thời, Matt Cutts lưu ý những gì Google nói trước kia. Hầu hết 700.000 thông điệp Google gửi tới công chúng đầu năm nay không phải là về các mạng lưới link xấu. Một cách tình cờ thì các thông điệp này không được viết cùng một ngày. Hơn thế, nhiều trang có cả những hình thức phạt Algorithmic penalty (Hình thức phạt giống của thuật toán Panda) và Manual penalty (Phạt xem xét thủ công) có kèm theo chúng nhưng chưa bao giờ tiết lộ. Gần đây, Google đã quyết định mở ra những trang này.

Sau chiến dịch SEO mang tính tiêu cực là cảnh báo link

Chắc chắn, khi một thông điệp mới đưa ra, nó có thể dẫn tới trường hợp như của Dan Thies. Trang của anh ta bị một số nhằm vào để cố gắng phô trương các công việc SEO mang tính tiêu cực. Anh ta nhận được một cảnh báo link bất thường sau khi điều này xảy ra. Anh ta cũng bị rớt một vài thứ hạng. Đây phải chăng là bằng chứng các công việc của SEO mang tính tiêu cực?

Thies nói với tôi rằng thứ hạng anh ta mất có khả năng do những thay đổi mà bản thân anh ta tự tạo ra khi anh ta gỡ bỏ link qua tất cả các trang trên trang web của anh ta để quay trở về trang chủ của anh ấy. Sau khi phục hồi lại, anh ta nói với tôi là anh ấy đã dành lại được các thứ hạng của mình.

Anh ấy nói toàn bộ lưu lượng không tệ đi. Dường như nó không giống như những mối lo ngại rằng SEO mang tính tiêu cực là một đe dọa “tàng hình” vì nếu nó đã làm việc đủ để tag trang web của anh ta như một phần việc của Penguin Update thì đáng lẽ anh ấy bị rớt hạng khủng khiếp.

Còn cảnh báo link thì sao? Thies đã tin rằng cảnh báo link xuất hiện do nỗ lực của SEO mang tính tiêu cực. Quả là một điều đáng sợ. Anh ta cũng nói rằng anh ấy lưu 3 hình thức khiếu nại reconsideration request mà mỗi lần đều có thư phản hồi nói rằng không tìm thấy hoạt động spam nào. Có phải anh ấy bị đánh bởi một cảnh báo nhưng không có cái nào liên quan tới lệnh trừng phạt?

Tôi đã hỏi Matt Cutts về tình huống này nhưng ông từ chối bình luận về trường hợp cụ thể của Thies. Ông nói rằng thông thường thì một cảnh báo link là một thông báo trước về việc rớt thứ hạng. Nếu trang web cố định vấn đề rồi và thực hiện thao tác khiếu nại reconsideration request đủ nhanh thì có thể ngăn được khả năng rớt thứ hạng.

Giải tỏa một số những lo lắng

Tôi mong muốn chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về SEO mang tính tiêu cực này và tin chắc rằng nó cũng là mối bận tâm lớn cho bất cứ ai. Tôi đã tham gia một buổi thảo luận về Quyến sách SEO cũng rất đáng để đọc.

Khi việc mua link rẻ hơn bao giờ, chúng ta sẽ dễ thấy tại sao phải bận tâm, lo lắng. Những câu chuyện giả dụ như điều gì đã xảy ra với Thies hoặc người nhận được cảnh báo sau khi 24.000 link hiển thị được chỉ ra ở trang web của anh ta gây ra phiền toái.

Lại sau đó, người này đi cảnh báo sau khi rõ ràng là anh ta đã làm rớt thứ hạng bởi thuật toán Penguin. Các link SEO mang tính tiêu cực cũng thực sự gây ra sự rớt hạng này hay còn một cái gì đó nữa chăng? Nói theo cách phổ biến thì thật khó nói vì các trang thực sự thì lại không được cung cấp.

Phức tạp vấn đề hơn nữa, một vài người mà làm mất lưu lượng vì thuật toán Penguin có thể lại không phải là nạn nhân của lệnh trừng phạt. Hơn thế nữa, Google có thể đã ngừng cho phép một số link vượt qua độ tin cậy (pass credit) nếu những link này bị nghi là một phần của nỗ lực đẩy thứ hạng trang vi phạm điều luật SEO. Nếu các trang bị lệ thuộc nhiều vào các link giả mạo thì các trang này sẽ thấy rớt hạng chỉ vì độ tin cậy của link bị xuống cấp chứ không phải vì chúng phải chịu trừng phạt.

Tôi đã thấy rất nhiều người hiện giờ công khai mong ước cách “disvow – không chỉ ra các link ở website của họ. Google không có ý kiến gì về việc bổ sung thêm tính năng như vậy lúc này khi tôi hỏi về điều này. Chắc chắn tôi không chờ đợi nó bây giờ. Bạn cũng vậy thôi nếu bạn biết rằng bạn đã từng bị thuật toán Penguin đánh vào. Tôi sẽ làm những gì tôi có thể để xóa sạch các thứ đi.

Một đề nghị thú vị ngoài cuộc thảo luận về Quyển sách SEO là Google không nên trừng phạt các trang web vì chỉ ra các link xấu ở trong trang đó. Hãy bỏ qua các link này, đừng để các link này vượt qua độ tin cậy (pass credit). Đây là một đề nghị tuyệt vời nhằm xoa dịu mối lo lắng về SEO mang tính tiêu cực như tôi thường nói.

Source:sưu tầm từ các site dịch từ SearchEngineLand

LẬP CHIẾN DỊCH ONLINE MARKETING VỚI BLOGGER/WORDPRESS


Một trong những công cụ đắc lực cho việc làm Marketing Online là sử dụng Blogger/Wordpress mà nhiều người tôi tin rằng họ chưa nhận ra giá trị của việc này. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu với các bạn tầm quan trọng của việc sử dụng Blogger/Wordpress vào Online Marketing.

Tầm quan trọng của Online Marketing với Blogger/Wordpress:

Blog: là dạng nhật ký điện tử mang tính chất của một diễn đàn mở, nơi bạn có thể chia sẻ và thể hiện bản thân. Việc tạo và sử dụng Blogger/Wordpres là miễn phí, nếu bạn biết thêm một chút về Code và HTML thì việc xây dựng một website bằng blog hay Wordpress là điều dễ dàng mà không tốn chi phí.

Trường hợp các doanh nghiệp đã có sẵn trang web chính thì việc sử dụng blog cũng là một công cụ marketing online hiệu quả vì mang tính tương tác tự nhiên, dễ dàng tiếp cận và gây cảm tình với người tiêu dùng, có thể nhanh chóng nắm bắt/ xác định được nhu cầu, xu hướng người dùng.

Blogger/Wordpres được coi là trang thông tin cá nhân thể hiện cái tôi riêng tư nên cũng là nơi doanh nghiệp/sản phẩm có thể dễ dàng thể hiện cá tính thương hiệu của mình. 

Làm sao để Online Marketing với blog/wordpress hiệu quả:

Nếu doanh nghiệp muốn làm online marketing với blog hiệu quả thì bạn cần quan tâm tới những  
YẾU TỐ SAU:

Yếu tố 1. Xây dựng nội dung website độc đáo và giá trị:

Sức lôi cuốn của một website/blog trước hết là ở nội dung. Nếu nội dung bạn copy cùa người khác hoặc nội dung không có ai quan tâm (không thuộc sở thích/ nhu cầu tham khảo của họ thì cũng sẽ không có ai vào blog/ website của bạn).

Blog là nơi chia sẻ, kết bạn tạo mối quan hệ do vậy nếu muốn thực hiện chiến dịch Online Marketing với Blog hiệu quả thì bạn nên chọn lọc những thông tin hữu ích và thể hiện bằng ngôn ngữ mang phong cách gần gũi với cộng đồng mạng. Nếu bạn làm như vậy với thái độ tích cực và kiên nhẫn thì blog của bạn sớm muộn cũng sẽ nhận được sự ủng hộ của độc giả

Một blog khi trở thành nguồn cung cấp/ chia sẻ thông tin hữu ích, chất lượng (về chủ đề Online Marketing chẳng hạn) sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao uy tín/ thương hiệu của mình khi được các blogger chia sẻ đường link, trích dẫn thông tin/ bài viết hay ý kiến.

Yếu tố 2. Làm Online Marketing bằng việc cá nhân hóa blog:

Bên cạnh nội dung, cộng đồng trên blog còn rất quan tâm đến những chia sẻ về tâm tư, tình cảm, suy nghĩ thầm kín. Điều này thể hiện qua màu sắc, hình ảnh và giọng văn.... Điều này thể hiện gì???

Đây là một yếu tố hữu ích và giá trị giúp bạn có thêm ý tưởng chia sẻ và gắn kết cộng đồng bằng cách bạn cũng chia sẻ suy nghĩ, quan điểm và những thông tin mang tính cá nhân của mình/ công ty, đồng thời tạo một cái “gu” hay dấu ấn riêng để thu hút người đọc.

Yếu tố
3. Quảng bá và kết bạn:

Một blog sẽ chẳng có tác dụng gì nếu không nhận được sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng mạng. Vì thế, làm Online Marketing là bạn cần phải thu hút độc giả và tăng lưu lượng (traffic) cho blog bằng cách tham gia vào các diễn đàn (forum seeding), mạng xã hội, tạo liên kết với các blogger khác... và quảng bá thông qua các công cụ Marketing Online khác như chat, email, sms..

Yếu tố
4. Chú ý cập nhật nội dung thường xuyên:

Để thu hút người đọc quay trở lại blog/ website của bạn thì bạn cần chú ý cập nhật nội dung blog thường xuyên hoặc theo định kỳ.

Nếu không thể viết bài mỗi ngày thì bạn cũng nên post thông tin về các hoạt động của mình và cập nhật các nội dung mới (dù ngắn) để tạo mối quan hệ gắn bó với những người quan tâm đến blog của bạn.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng hình thức post bừa bài hoặc post những nội dung mang tính tiêu cực. 

Yếu tố
5. Bạn nhớ theo dõi và trả lời các comment nhé:

Nếu như bạn muốn cộng đồng quan tâm, yêu thích, bình luận và chia sẻ về bài viết, website của bạn thì ngược lại bạn cần tham gia tích cực vào hoạt động công đồng, tích cực trả lời các lời bình luận, thắc mắc của họ khi phát sinh, giải quyết những lời comment mang tính tiêu cực.

Trên đây là những chia sẻ của tôi về việc thực hiện chiến dịch Online marketing thành công với Blog. Nếu bạn có ý kiến nào khác rất hoan ngênh comment để cùng chia sẻ.

Nguồn: onlinemarketing.inet.vn