This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Google huấn luyện bot thực hiện quét các đoạn mã JavaScript



Để cho ra kết quả tìm kiếm, Google hàng ngày hàng giờ phải rà quét từng ngóc ngách và cập nhật dữ liệu của các trang web trên thế giới. Họ thực hiện điều này bằng các chương trình có khả năng duyệt trang một cách tự động gọi là Web Crawler, Web spider hay bot. Tuy nhiên, trong quá khứ, đội quân bot này chịu chết khi gặp các nội dung tương tác được tải thông qua JavaScript, đặc biệt là trên các trang sử dụng Asynchronous JavaScript và XML (viết tắt là AJAX) cho phép người sử dụng truy xuất thông tin bổ sung mà không cần phải tải lại trang. Nhưng nay, theo lời của lập trình viên Alex Pankratov, tác giả chương trình Hamachi nổi tiếng, các bot của Google đã được huấn luyện để có thể xử lý như con người các nội dung này. Cách thức các bot này thực hiện là quét các đoạn mã JavaScript gặp phải để tìm các địa chỉ URL, đồng thời truy xuất các hàm JavaScript tương tự như cách chúng chạy mỗi khi người dùng nhấp vào đối tượng để kích hoạt. Bằng cách đó, Google có thể tìm kiếm được nhiều nội dung ẩn giấu trong các cơ sở dữ liệu cũng như các nguồn khác mà trước đó họ không thể tạo chỉ mục tìm kiếm. Điển hình là phần comment trên các trang mạng xã hội.

Trong quá khứ, Google đã từng đưa ra đề xuất để có thể tìm kiếm được các nội dung AJAX. Tuy nhiên, các đề xuất này đặt gánh nặng lên vai của các nhà phát triển web hơn là lên phía Google. Vì vậy, chúng không thu hút được sự ủng hộ từ phía các lập trình viên. Do đó, Google đã phải lên kế hoạch cải tiến các bot của mình. Và cuối cùng, vào cuối năm ngoái, Google đã tìm ra cách giải quyết vấn đề bằng cách huấn luyện bot của mình gửi các yêu cầu POST đến website trong một số trường hợp tùy thuộc vào nội dung JavaScript trên đó được viết như thế nào, thay vì chỉ sử dụng các yêu cầu GET để truy xuất nội dung như trước. Kết quả như chúng ta thấy, Google đã làm được thứ mà trước đó họ không thể.

Vậy phát kiến này sẽ ảnh hưởng thế nào đến chúng ta? Tác dụng cụ thể nhất có thể thấy đó là các comment và nội dung Facebook trước đây “mù” với Google thì thời gian tới các bạn sẽ có thể tìm kiếm chúng một cách dễ dàng hơn. Tương tự như vậy cho các hệ thống bình luận động (dynamic comment system) nói chung. Tất nhiên, kết quả tìm kiếm trên Google cũng sẽ chính xác, nhiều và phong phú hơn trước.

Nguồn: ArsTechnica

Google sẽ trở nên “thông minh” hơn gấp 1.000 lần so với trước đây

Để nắm vững hơn “ngôi vương” trên thị trường tìm kiếm, vốn đang bị cạnh tranh kịch liệt từ công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft, Google vừa trình làng thêm tính năng mới cho công cụ tìm kiếm của mình, hứa hẹn sẽ giúp Google tìm kiếm “thông minh hơn gấp 1.000 lần”.
Google vừa trình làng thêm tính năng mới với tên gọi Knowledge Graph cho công cụ tìm kiếm của mình, xuất hiện đầu tiên với người dùng tại Mỹ trong vài ngày tới và dự kiến sẽ xuất hiện trên toàn cầu trong thời gian không lâu.

Cụ thể, tính năng mới này sẽ cung cấp những dữ liệu kèm theo trong một khung riêng biệt, bên cạnh các kết quả truy tìm kiếm như trước đây, cung cấp thêm thông tin chi tiết liên quan đến cụm từ tìm kiếm.

Chẳng hạn khi người dùng tìm kiếm tên của một danh nhân nào đó, Knowledge Graph sẽ hiển thị thêm thông tin liên quan đến nhân vật đó, như ngày sinh, ngày mất, trình độ học vấn, gia đình hay những công trình nghiên cứu, tác phẩm nổi bật…


Theo Jack Menzel, Giám đốc Quản lý sản phẩm Tìm kiếm của Google thì cơ sở dữ liệu mới của Google chứa thông tin của hơn 500 triệu đối tượng khác nhau, bao gồm con người, địa điểm và nhiều thứ khác. Qua đó có thể cung cấp thông tin chi tiết về nội dung tìm kiếm cho người dùng ngay trên trang kết quả tìm kiếm ngay cả khi người dùng không cần nhấn vào các kết quả tìm được.

Nói một cách khác, công nghệ mới của Google sẽ hiểu hơn cách mà người dùng nghĩ khi họ tiến hành tìm kiếm, rồi giúp người dùng phân biệt các kết quả tìm kiếm với nhau.

Chẳng hạn, khi tìm kiếm với từ khóa “Kings”, Google sẽ suy đoán rằng người dùng đang đề cập đến tên gọi của một đôi khúc côn cầu, một đội bóng rỗ hay một chương trình truyền hình… rồi tính năng Knowledge Graph sẽ liệt kê ra thành các nhóm riêng biệt trên từng hộp thoại riêng biệt, bên cạnh các kết quả tìm kiếm truyền thống.

Người dùng có thể chọn 1 trong những thông tin tìm kiếm do Knowledge Graph gợi ý để thu gọn kết quả tìm kiếm, giúp tìm được nội dung dễ dàng hơn.

Theo Menzel, trước khi tính năng Knowledge Graph được trang bị, Google đã “trang bị những kiến thức liên quan đến từ khóa tìm kiếm cho người dùng, mà chỉ đơn thuần đưa ra kết quả tìm kiếm dựa vào những từ khóa có xuất hiện trên nội dung của trang web. Nhưng giờ đây, với tính năng mới đã làm thay đổi hoàn toàn điều này.

“Chúng tôi muốn mang đến những thông tin chi tiết nhất để giúp bạn có được những thông tin cần thiết để giải quyết công việc của mình một cách nhanh chóng nhất. Chúng tôi muốn hướng dẫn bạn thông qua quá trình truy vấn, thay vì phải thông qua các kết quả tìm kiếm như trước đây”, Jack Menzel cho biết.

Tính năng mới của Google ưu tiên hàng đầu quyền lợi của người dùng

Một điều khiến không ít các nhà phát triển trang web cảm thấy lo ngại đó là với tính năng mới, liệu người dùng có còn truy cập vào các trang web liệt kê trên kết quả tìm kiếm hay không, hay với họ, những thông tin do Knowledge Graph cung cấp là quá đủ?


Thông tin tổng quát, các tác phẩm và những cá nhân liên quan đến nhân vật tìm kiếm sẽ được liệt kê, giúp người dùng có cái nhìn tổng quan nhất về từ khóa tìm kiếm

Menzel cũng đã trấn an các nhà phát triển website rằng điều này sẽ không xảy ra.

“Chúng tôi nhận thấy rằng bằng cách tạo ra một bản thông tin tóm tắt tốt hơn sẽ giúp người dùng nắm bắt được thông tin cần thiết một cách tổng thể và lôi kéo hộ đi sâu hơn để tìm kiếm. Điều này sẽ không làm họ rời xa những kết quả tìm kiếm truyền thống”, Menzel cho biết.

Tuy nhiên, Menzel cũng thừa nhận rằng trong một số trường hợp, thông tin được cung cấp bởi tính năng Knowledge Graph đã đủ làm hài lòng người dùng và họ không tiếp tục truy cập vào các trang web từ kết quả tìm kiếm. Dù vậy, Menzel cho rằng trong trường hợp này, hơn ai hết người dùng chính là những người được lợi nhất.

“Chúng tôi muôn hướng người dùng đến những thông tin liên quan nhất đến từ khóa mà họ tìm kiếm. Đôi khi chỉ là những thông tin tổng thể về từ khóa đó”, Menzel nói. “Và nhiệm vụ của Google là giúp họ giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, đôi khi nó lại làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà phát triển website, nhưng trên hết, người dùng vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.

Cỗ máy tìm kiếm thông minh đầu tiên trên thế giới?

Thực tế, tính năng Knowledge Graph đã giúp cho công cụ tìm kiếm của Google trở nên thông minh và hiểu người dùng hơn, nhưng trên thực tế, đây không phải là công cụ tìm kiếm đầu tiên trên thế giới có khả năng “hiểu” người dùng.

Một trong những công cụ tìm kiếm nổi tiếng với khả năng “hiểu” và trả lời những câu hỏi của người dùng có thể kể đến Wolfram Alpha, công cụ tìm kiếm được ra mắt từ năm 2009.



Nhiều công ty khác cũng đã cố gắng để xây dựng những cỗ máy tìm kiếm đưa ra kết quả theo ngữ cảnh, trong đó có thể kể đến Powerset (đã được Microsoft mua lại từ năm 2008) và Cuil, nhưng tất cả đều đã thất bại.
Trước khi hoàn tất tính năng Knowledge Graph, bản thân Google cũng đã thử phát triển những tính năng và công nghệ mới để đáp ứng khả năng tìm kiếm theo ngữ cảnh.

Cụ thể, trong năm 2010, Google đã mua lại công ty công nghệ Metaweb, hãng đã sáng tạo ra nền tảng cơ sở dữ liệu Freebase, mà theo Menzel, là một trong những “ý tưởng quan trọng nhất” để tạo nên tính năng Knowledge Graph ngày hôm nay.

Bên cạnh đó, Google cũng đã phát triển dự án với tên gọi Squared, là dự án dùng để trích xuất dữ liệu có cấu trúc từ những trang web không có cấu trúc. Dự án này cũng đã góp phần để giúp Knowledge Graph trở nên hoàn thiện hơn.

Mặc dù thừa nhận Google vẫn còn tiếp tục phải làm nhiều hơn để hoàn thiện khả năng tìm kiếm của mình, tuy nhiên Menzel vẫn tự tin rằng với Knowledge Graph, khả năng tìm kiếm của Google đã trở nên “thông minh” hơn gấp 1.000 lần so với trước đây.

Unnatural links là gì?


Ngày hôm qua, sau khi mình dịch bài Google Penguin xử lý nhiều blog WordPress chứa link ẩn trong plugins/themes, có một bạn đã hỏi mình về Unnatural Links. Vậy Unnatural Links là gì?

Unnatural Links dịch ra có nghĩa là những liên kết không tự nhiên hay các liên kết không bình thường. Thế nhưng mà như thế nào là liên kết không bình thường? Và đối với Google thì liên kết như thế nào là liên kết không bình thường? Để giải quyết vấn đề này chắc có lẽ không đơn giản chút nào.

Ở đây mình xin phép đưa một vài ý kiến cá nhân của mình về Unnatural Links, có thể ngay trong lúc viết bài này mình không hệ thống hết được toàn bộ các vấn đề và các hình thức Unnatural Links nhưng mình sẽ cập nhật thêm ở đây khi nhớ được hay tìm được thêm các thông tin mới.

Trước hết, để định nghĩa về Unnatural Links thì có lẽ trước hết chúng ta cần định nghĩa về Natrual Links trước, tức các liên kết tự nhiên. Vậy như thế nào là liên kết tự nhiên?

Nếu các bạn thường xuyên theo dõi các thông tin về SEO ở các trang nước ngoài, thì thấy tháng trước 04/2012, trước khi Google Penguin ra đời, Google đã tuyên bố sẽ có hình thức xử phạt các website làm SEO quá liều. Tuyên bố này đã khiến cho nhiều webmaster trên khắp thế giới cảm thấy hoang mang. Đồng thời cũng đã xảy ra nhiều cuộc thảo luận xung quanh vấn đề đại loại như Như thế nào là làm SEO quá liều?

Sau một thời gian, Matt Cutts cũng có một chút đính chính cho câu nói của mình nhằm để trấn an các webmaster làm SEO và làm web với mục đích chính là phục vụ người dùng, những người làm SEO mũ trắng (SEO white hat) thì không phải quá lo lắng về vấn đề này. Đoạn dưới đây tôi đã từng trích trong bài Google cập nhật chống webspam trên kết quả tìm kiếm.


“I think ‘over-optimization’ wasn’t the best description, because it blurred the distinction between white hat SEO and webspam. This change is targeted at webspam, not SEO, and we tried to make that fact more clear in the blog post,” Cutts told me.
Nói tóm lại, Google chỉ đơn thuần là cải tiến thuật toán của họ để có thể phân tích các website tốt hơn nhằm hạn chế tình trạng spam với mục đích SEO và làm SEO trái với Google Webmaster Guidelines. Trong đó, các liên kết thiếu tự nhiên được xây dựng cũng là vấn đề mà Google cũng áp dụng đối với thuật toán của Google Penguin.

Trở lại vấn đề như thế nào là liên kết tự nhiên (Natural Links)? Trước hết, tôi nghĩ chúng ta cần quên đi khái niệm SEO để tìm hiểu về thuật ngữ này. Theo tôi, liên kết tự nhiên là những liên kết thường được chia sẻ bởi những người dùng thông thường. Mà người dùng thông thường thì thường hay có các thói quen chia sẻ liên kết như sau:

Chỉ copy URL trên thanh address sau đó paste vào nơi cần chia sẻ mà không làm các Anchor Text như người làm SEO vẫn thường hay làm. Ví dụ như tôi là một người dùng bình thường và khi tham gia các diễn đàn, có người hỏi về dịch vụ SEO, tôi biết được một dịch vụ SEO uy tín và tôi vào website đó để lấy đường dẫn chia sẻ thì tôi sẽ chia sẻ theo dạng là đường dẫn: http://www.vietsol.net/dich-vu-seo/ thay vì Dịch vụ SEO.
Vẫn có một số người dùng rành các tính năng sử dụng web và sử dụng tạo Anchor Text để bài viết gọn gàng và dễ nhìn hơn. Tuy nhiên, nếu như liên kết được chia sẻ theo dạng này thì thường các Anchor Text sẽ không cố định như một người làm SEO có target từ khóa rõ ràng. Bạn có thể xem một ví dụ dưới đây tôi trích lại trong bài Lỗi Google Classifier for parked domain là gì?

Vào khoảng ngày 20/04/2012, hàng loạt các website đang đứng ở thứ hạng cao bất ngờ bị rớt hạng. Điều này đã làm rất nhiều các webmaster trên thế giới không khỏi cảm thấy bất ngờ. Lúc đầu, ngay cả các chuyên gia còn lầm tưởng có lẽ là do Google cập nhật Google Panda phiên bản mới hoặc Google tiến hành xử phạt các website làm SEO quá liều. Tuy nhiên, ngay sau đó, Matt Cutts, người đại diện của Google giao tiếp với các webmaster đã xác nhận trên Google+ đây không phải là cập nhật Google Panda và xử phạt các website làm SEO quá liều mà là do lỗi thuật toán Classifier for parked domain.
Ở đoạn trích trên các bạn thấy rằng cụm từ “các website đang đứng ở thứ hạng cao bất ngờ bị rớt hạng” tôi link đến bài Biến động của Google ngày 20/04/2012.

Và như thế, những hình thức tạo ra các liên kết thiếu tự nhiên được gọi là Unnatural Links. Vậy, Unnatural Links có những hình thức nào? Dưới đây tôi xin phép liệt kê ra một số hình thức của nó:

Trao đổi liên kết – Exchange Links

Vì mục đích SEO và tăng thứ hạng website các webmaster thường hay trao đổi liên kết với nhau để tăng chỉ số Goolge PageRank và đẩy thứ hạng cho từ khóa nào đó. Với hình thức trao đổi liên kết, lượng backlinks của một website tham gia trao đổi liên kết sẽ bỗng dưng tăng lên một cách đột biến với số lượng nhiều trong một thời gian ngắn.

Hiện nay, phổ biến có các hình thức trao đổi liên kết như: trao đổi một chiều, trao đổi hai chiều, trao đổi chéo. Hầu hết các hình thức này đều dẫn đến kết quả là một website sẽ có lượng liên kết tăng đột biến trong thời gian ngắn. Và điểm đặc biệt nữa là các website này đa phần đều dùng chung một Anchor Text.

Đến đây, có lẽ sẽ có một câu hỏi phản biện đại khái như: Vậy nếu như một Webmaster thấy có một website nào đó hữu ích và đặt liên kết đến website đó nhằm để giới thiệu thêm thông tin hữu ích đến với người dùng của mình ở mục Liên kết hữu ích thì sao?

Theo tôi thì thông thường các hình thức liên kết tự nhiên sẽ là liên kết đến trang chủ thay vì liên kết đến các landing page như người làm SEO thường làm. Ngoài ra, thường các website trao đổi liên kết với nhau vì mục đích tăng Google PageRank thường là thiếu tương thích về nội dung. Ví dụ như: một website về thời trang liên kết với website bán linh kiện điện tử, một website làm về nông sản liên kết với một website cung cấp các thông tin về công nghệ thông tin,…

Các hình thức trao đổi liên kết thường được các Webmaster đặt ở khu vực khuất, khó nhìn thấy hay đặt tít tận dưới footer các website. Vì vậy, những liên kết dạng này chẳng những không có độ liên quan mà người dùng còn khó thấy, khó đọc bởi vì có quá nhiều liên kết trong một khu vực hẹp. Từ đó dẫn đến việc các liên kết này có độ tương tác thấp.

Mua liên kết – Paid Links

Đây cũng là hình thức tương tự như hình thức trao đổi liên kết, đây có thể xem tương tự như hình thức trao đổi liên kết một chiều. Tuy nhiên, hình thức này có lẽ chỉ đa phần là từ các website bán Text Links ở Việt Nam. Phần lớn các website bán Text Links ở nước ngoài bởi các dịch vụ bán Text Links chuyên nghiệp có hơi khác chút. Đó là khi bạn mua liên kết thì thường mỗi website chỉ đặt liên kết ở duy nhất một trang và đặt trên nhiều website.

Và như vậy, tất nhiên hình thức mua liên kết giống trao đổi liên kết một chiều cũng sẽ có hình thức bị phạt tương tự. Hình thức mua Text Links ở nước ngoài có lẽ sẽ khó khăn hơn đối với Google trong việc phát hiện mua Text Links. Nhưng nếu Google phát hiện ra được hệ thống website bán Text Links thì website của bạn cũng không tránh khỏi bị phạt.

Việc xử lý những website mua Text Links là điều mà Google luôn nổ lực để khắc phục trong nhiều năm qua.

Liên kết từ các Blog Network

Đây là một hình thức cũng rất khó phát hiện. Đã có khá nhiều doanh nghiệp làm SEO bằng hình thức tạo ra nhiều blog vệ tinh để viết bài rồi tăng lượng liên kết đến các website của mình. Ngoài ra, cũng có các doanh nghiệp thuê các blogger viết bài và đặt liên kết trong bài viết đến các website theo yêu cầu của mình.

Hình thức này không chỉ được xem là việc tạo ra những liên kết thiếu tự nhiên mà những nội dung trên các hệ thống blog này còn được liệt vào dạng nội dung farm, những nội dung kém chất lượng. Về nội dung farm và kém chất lượng thì năm vừa rồi Google cũng đã làm rất tốt với Google Panda.

Ngoài ra, vừa rồi, nếu bạn thường xuyên cập nhật các thông tin về SEO có lẽ cũng biết thông tin về Google xử phạt một số hệ thống Blog Network tạo ra nhiều nội dung kém chất lượng.

Lời kết

Tóm lại, Unnatural Links là những liên kết thiếu tự nhiên, không giống như những liên kết tự nhiên được chia sẻ bởi những người dùng thông thường. Có thể vẫn còn khá nhiều hình thức tạo ra liên kết thiếu tự nhiên khác. Các liên kết thiếu tự nhiên này thường có các thuộc tính sau:

1. Lượng liên kết tăng đột biến trong một thời gian ngắn.
2. Phần lớn các liên kết đến một trang nào đó đều dùng chung một Anchor Text với từ khóa mà các webmaster hướng đến để làm SEO.
3. Có nhiều liên kết đặt trên các website có nội dung hay chủ đề không phù hợp.
4. Thường là các liên kết đến landing page mà các webmaster hướng đến cho việc làm SEO.
5. Các liên kết này có tính tương tác thấp.

Theo blog babywolfvn

Google Penguin xử lý link ẩn trong nhiều blog WordPress


Vào ngày 24/12 tháng trước, Google đã cập nhật Google Penguin và đã có nhiều website bị tác động. Cập nhật đó đã làm cho rất nhiều webmaster trên thế giới cảm thấy bất ngờ và hoang mang. Những website bị tác động thường là những website có liên kết không bình thường (Unnatural Links). Tuy nhiên, trên www.workinghomeguide.com, Omri Shabat cũng đã có thêm một giải thích khác.

Nếu như bạn đang dùng WordPress, website của bạn được làm rất tốt và bạn luôn tránh những thủ thuật bị ngăn cấm bởi Google và bị tác động bởi Google Penguin mà đã tìm hiểu mãi vẫn không ra lý do thì bạn cũng nên tìm hiểu các plugins/themes mà mình sử dụng. Các plugins/themes này có thể vô tình làm bạn mắc phải các hình thức phạt của Google Penguin.

Omri đã tìm hiểu vấn đề này và không chỉ có một vài plugins, themes và các widgets có gắn các liên kết ẩn (Hidden Links) vào website của bạn. Nếu bạn đã từng xem Google Webmaster Guidelines thì chắc cũng từng biết đây là điều tối kỵ khi làm SEO trên Google.

Có rất nhiều người tạo ra plugins, themes và gắn liên kết ẩn vào website của bạn nhằm mục đích tăng lượng backlinks đến website của họ. Nhiều lần bản thân tôi cũng đã có dự tính code vài cái plugins WordPress để tăng backlinks bằng phương pháp này, tất nhiên là nếu tôi làm thì tôi sẽ không để ẩn mà là hiện default, các webmaster có thể tắt thông qua settings. Tuy nhiên, do quỹ thời gian hạn hẹp nên đến giờ vẫn chưa làm được plugins nào cả. Thôi quay trở lại vấn đề chính.

Các liên kết ẩn này là một trong những tiêu chí xử phạt mà Google Penguin sẽ kiểm tra cho mỗi lần cập nhật. Theo Omri Shabat thì sẽ có không ít các website mắc phải lỗi Google Penguin bởi chính các plugins, themes dạng này.

Dưới đây là một số plugins mà Omri Shabat đưa ra:

- YD Recent Posts Widget
- Easy Mashable Social Bar
- Custom Contact Forms
- vSlider
- Easy Popular Posts
- Highslide 4 WordPress reloaded
- Share Buttons by Lockerz / AddToAny
- All in One Webmaster
- Tweet-Retweet-Post 2.0
- Visitor Like/Dislike Post Rating
- Last Year Widget
- KnxDT Bookmarks
- AnupRaj Tell Friends
- Post videos and photo galleries
- Collapsing Categories
- RAX – Google Language Translator
- RAX – Twitter Share Tweet Button And Counter
- IGIT Follow Me After Post Button
- RO Social Bookmarks
- Kontera (very old report, seems they fixed that already)

Nếu website của bạn bị giảm thứ hạng và lượng truy cập vào khoảng thời điểm ngày 24/04/2012 vừa rồi và đang dùng WordPress thì cũng nên kiểm tra xem website của bạn có dùng các plugins trên không. Nếu có thì bạn nên tìm hiểu code và gỡ những dòng text links ẩn đó ra. Hoặc nếu như bạn không rành về lập trình để gỡ nó ra thì tốt nhất là bạn nên remove nó đi và dùng plugins nào khác tương tự thay thế.

Theo thông tin từ Omri Shabat thì các plugins này đã được remove khỏi hệ thống Plugins của WordPress. Tuy nhiên nếu như bạn đã từng cài trước khi chúng bị remove thì cũng cần quan tâm kiểm tra. Ngoài ra, Omri cũng khuyên bạn nên dùng TAC Plugins để kiểm tra themes mà bạn đang dùng. Mặc dù themes thì ít khi bị gắn các text links ẩn hơn so với plugins.

Mặc dù vậy, theo tôi thì ở trên chỉ là những plugins mà Omri Shabat đưa ra. Có thể vẫn còn rất nhiều plugins có tình trạng như thế, vì vậy tốt nhất bạn nên tự kiểm tra thêm để chắc chắn rằng website của bạn không chứa text links ẩn.

Ngoài ra, theo một vài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi thì cho dù bạn không dùng WordPress nhưng cũng có một số trường hợp bạn vô tình bị mắc phải lỗi này của Google Penguin. Đó là trong một số trường hợp, website của bạn sử dụng các đoạn script slide hay scroll nội dung. Trước khi nội dung được show ra tự động bởi các script thì các nội dung chưa được show sẽ nằm ở dạng ẩn. Rất có khả năng Google Penguin sẽ hiểu nhầm là bạn đặt text links ẩn trong trường hợp này.

Đây là bài viết mình dịch và biên soạn lại từ bài Google Penguin Targeted Many WordPress Blogs With Hidden Links In Plugins/Themes của tác giả Omri Shabat trên workinghomeguide.com (Theo blog babywolfvn)

Google cải tiến hiển thị kết quả tìm kiếm trực tiếp?

Nhằm tiết kiệm thời gian cũng như tăng cường độ chính xác cho những thông tin người dùng tìm kiếm, Google đã bắt đầu thử nghiệm việc hiển thị kết quả trực tiếp ở góc phải giao diện.


Thông tin cho từ khóa “The England Football Team”

Google giải thích với mỗi câu hỏi khác nhau, công cụ này sẽ mang đến kết quả tìm kiếm thông tin khác nhau, thế nhưng ô tìm kiếm (box) Google thường hiển thị một lượng lớn kết quả tìm kiếm cho những câu hỏi dạng “tòa nhà cao nhất thế giới là gì?” cho đến thông tin diễn viên, nhân vật lịch sử và kết quả thể thao.

Trong số đó, Wikipedia là đường dẫn hiện diện nhiều nhất. Và không chỉ dừng lại ở đó, Google cũng như nhiều công cụ tìm kiếm khác thường hiển thị mọi loại dữ liệu liên quan đến câu hỏi của người dùng, mà hầu hết thường dư thừa và ít liên quan.

Do đó, Google bắt đầu thử nghiệm việc hiển thị đáp án mà công cụ này cho là chính xác nhất bên góc phải giao diện màn hình (bên cạnh danh sách đường dẫn thông thường) tại địa chỉ của Google Anh: Google.co.uk.

Bạn đọc có thể vào địa chỉ nói trên và tự tay thử nghiệm bằng những từ khóa như “England Football Team” (đội tuyển bóng đá quốc gia nam Anh), “The Beatles” hay “Burj Khalifa” (tên của tòa nhà cao nhất thế giới tại Dubai).

Google từ lâu đã luôn tìm cách để tối ưu hóa các vấn đề liên quan đến “dữ liệu cấu trúc” (structured data). Và một trong những nỗ lực này là Google Squared, công cụ tìm kiếm được thiết kế đặc biệt dành cho loại dữ liệu trên. Nhưng đây là vấn đề nan giải khi bản thân thế giới mạng là một nơi rất lộn xộn, có quá nhiều loại thông tin và dữ liệu để có thể hiển thị chỉ bằng văn bản, nhất là khi tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Theo TTO

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Thuật toán mới của Google ảnh hưởng đến các website Việt Nam?

Đầu tháng, Google tuyên bố thay đổi mạnh mẽ ở thuật toán (Panda) nhằm trong sạch hóa danh sách kết quả tìm kiếm trả về, công bằng, có ích hơn với người sử dụng. Trong lần cập nhật này, các website sản xuất nội dung gốc được ưu tiên xuất hiện ở vị trí cao hơn trong danh sách tìm kiếm trả về. Ngược lại, các website nội dung thấp, đặc biệt là các website dạng “content farm”, tức là website sao chép nội dung từ các địa chỉ khác sẽ bị thẳng tay đẩy xuống dưới.

Matt Cutts, chuyên gia cấp cao của Google cho biết hãng đã mất gần một năm nghiên cứu trước khi đưa ra thuật toán mới, lần thay đổi này tác động đến khoảng 11,8% các truy vấn tìm kiếm. "Chúng tôi luôn cố gắng nâng cao vị trí của những website xứng đáng. Trang web nào chất lượng đáng được nhìn nhận ưu ái hơn so với những trang ‘ăn theo.’ Đó là những gì lần thay đổi thuật toán này nhắm đến."



Thực tế, theo nhiều nhận định thì thay đổi lần này của Google là tất yếu. Sau lần cập nhật thuật toán lớn Caffein năm 2009, các nội dung hời hợt, nội dung thấp dễ dàng xuất hiện trong top đầu kết quả tìm kiếm mà Google trả về, gây khó khăn cho người sử dụng. Tuy nhiên, sự thay đổi của Google vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi, quan điểm xuất phát từ hai nhóm, những người hưởng lợi từ thuật toán của Google và những người bị thiệt. (lưu lượng truy cập từ Google chiếm một phần quan trọng trong tổng lưu lượng truy cập vào một website).

Bước đầu đã có các tác động đến các website Việt Nam

Sau một thời gian áp dụng, phía cộng đồng người làm SEO tại Việt Nam cũng bắt đầu nhận thấy sự ảnh hưởng của thuật toán mới. Ông Nguyễn Văn Tuấn, trưởng bộ phận Thương mại điện tử công ty VCCorp cho biết: “Thuật toán mới của Google có vẻ đang tác động ít nhiều đến hệ thống các website Việt Nam. Các nhóm từ khóa “hot” về nhà đất như bat dong san, mua ban nha dat, bất động sản... cho thấy sự dịch chuyển về thứ hạng các website trong danh sách tìm kiếm trả về.”

Anh Duy Nhân, quản trị Câu lạc bộ Webmaster Việt Nam cũng cho biết: “Cộng đồng SEO trong nước gần đây ghi nhận không ít trường hợp bị tụt thứ hạng website ở một hoặc nhiều từ khóa.” Trên diễn đàn thegioiseo, ddth... cũng có thể thấy nhiều trường hợp thành viên kêu ca bị rớt hạng từ khóa, mất lưu lượng truy cập (traffic) sau khi Google mạnh tay cải tổ công cụ tìm kiếm.

Ngược lại, một số ý kiến khác lại hoanh nghênh, cho rằng chính sách của Google đang tác động tích cực đến hiệu quả làm SEO của mình. Ví dụ trường hợp của GOMM, công ty này (có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) cho biết nhiều website đang được họ xây dựng và quản trị đã tăng đột biến lượng truy cập trong thời gian qua, có những site trung bình khoảng 10.000 visit/ ngày nay đã tới 19.000 visit/ ngày.

Ông Nguyễn Văn Tuấn cũng khẳng định: “Một vài website trong hệ thống Thương mại điện tử của VCCorp, như rongbay.com cũng nhận thấy visit có được từ Google thể hiện dấu hiệu tăng trưởng, theo kinh nghiệm của tôi thì nguyên nhân phần nhiều ở sự thay đổi thuật toán”.

Như vậy, có thể thấy sự lần cập nhật thuật toán mới của Google sau một thời gian ngắn đã gây ra các tác động đến hệ thống website trong nước. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người quan tâm là số phận các website dạng "content farm" tại Việt Nam thì ở thời điểm này vẫn khó có thể đánh giác chính xác.

Ở Việt Nam, website dạng này không hiếm và một trong số đó còn đạt được thứ hạng rất cao ở nhiều từ khóa. Lý giải hợp lý theo ông Tuấn vì Google chưa áp dụng triệt để chính sách mới ở các thị trường nhỏ, cần thêm thời gian nữa để chúng ta chứng kiến sự “trừng phạt” với các content farm tại Việt Nam. Trên thế giới, thời gian qua, nhiều website lớn dạng này đã tụt hạng thê thảm, điển hình như Suite101.com (traffic từ từ Google giảm 94%).

Giới làm SEO “mũ trắng” hưởng ứng thuật toán mới

Chiến dịch cải tổ lần này của Google nhằm tuyên chiến với vấn nạn sao chép nội dung và xây dựng website nội dung thấp. Số lượng website “rác” dạng này trong vài năm qua sản sinh ra quá nhiều và không ít trong số chúng chen được lên vị trí cao trong danh sách kết quả tìm kiếm trả về. Ghi nhận trên nhiều diễn đàn, chính người dùng Việt Nam thời gian gần đây cũng đang tỏ ra khá khó chịu khi truy cập nhầm các website “rác” dạng này (xin không nêu tên cụ thể).

Nội dung luôn là một trong các yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả SEO (Content is King) nhưng khác với quan điểm trước đây (site càng nhiều nội dung càng tốt), Google giờ đã đẩy mạnh cả đánh giá về chất lượng. Bạn khó mà qua mặt được hệ thống xếp hạng nếu website có lượng nội dung dày đặc nhưng giá trị hời hợt và chủ yếu đi sao chép từ nhiều nơi.


Một bộ phận người xây dựng site dạng content farm, nội dung thấp, sử dụng các thủ thuật SEO để câu traffic từ Google không sớm hay muộn cũng sẽ chịu “hình phạt”. Ngược lại, nhưng người làm SEO "mũ trắng", tuân thủ đúng các quy tắc “chơi đẹp” từ Google và chú trọng đến việc sản xuất nội dung gần thì tiếp tục gặt hái thành công.

Một điểm chưa được làm rõ trong thông tin mà Google cung cấp là định nghĩa chính xác về website “nội dung thấp”. Ngoài ra, “Tần xuất index dữ liệu của Google đối với các site khác nhau là khác nhau, vậy đâu có thể chắc chắn được website nào sao chép nội dung, website nào tự sản xuất?” - nhiều người dùng thắc mắc. Tuy nhiên, theo ông Tuấn và nhiều chuyên gia khác thì: “Google không thiếu các công cụ và chỉ số để đánh giá đâu là website thấp, website copy nội dung. Google hiểu hơn ai hết điều này và chắc chắn phải có phương án công bằng trước khi áp dụng.” Bên cạnh đó, việc kêu gọi phản hồi trực tiếp từ người dùng cũng là một kênh tham khảo giá trị.

Chính vì vậy, những người hoạt động chân chính trong ngành SEO Việt Nam đa phần đều cho rằng sự thay đổi thuật toán của Google là cần thiết và đáng hoan nghênh.

“Ở vai trò một người xây dựng website theo khuynh hướng mang lại cái lợi cho người dùng, tôi và các bạn hoan nghênh những thay đổi của Google nhằm làm môi trường tìm kiếm được trong sạch hơn, bớt "rác" hơn đồng thời mang đến cho việc SEO những thách thức mới đòi hỏi người làm SEO phải sử dụng cái đầu nhiều hơn, cập nhật thông tin liên tục hơn.” - Anh Duy Nhân chia sẻ.

Công bằng hơn trong đánh giá thứ hạng website, kết quả trả về phản ảnh đúng nỗ lực xây dựng nội dung và chiến lược SEO thông minh. Hưởng lợi từ thuật toán mới của Google ngoài giới SEO “mũ trắng” còn là chính những người dùng cuối. Vì thế, hơn lúc nào hết, Google đang cho thấy nỗ lực củng cố vị trí số một về tìm kiếm của mình trong mắt người dùng internet.

Theo Genk

Bing đơn giản hóa để cạnh tranh với Google

Thay vì cạnh tranh bằng chèn nhiều tính năng hơn các trang kết quả tìm kiếm của Google như trước đây. Bộ máy tìm kiếm của Bing sẽ phát triển theo hướng ngược lại là đơn giản hóa giao diện và tạo sự liền mạch trong những nội dung search.

Kết quả của việc cải thiện đó là khá tốt. Microsoft đã cải tiến được giao diện một cách gọn gàng hơn. Phía trái và phải của các kết quả tìm kiếm được giản lược tối đa tạo sự thoáng đãng cho giao diện. Thông tin chính là các kết quả search được thể hiện rất gọn gàng và sạch sẽ tạo được khác biệt đối với một trang có thể nói là quá tải thông tin như của Google hiện nay.



Trang kết quả tìm kiếm mới của bing, phần tính năng bên trái đã được cắt bỏ khác biệt hơn so với Google

Đơn giản là từ ngữ khá mới mẻ trong tù điển các sản phẩm gần đây của Microsoft. Microsoft đã dần nhận ra rằng sự đơn giản là chìa khóa mang đến thành công trong thế giới công nghệ hiện nay. Những ví dụ điển hình có thể kể đến như giao diện iOS của Apple khi cắt giảm sự rườm rà để đơn giản hóa. Giao diện Metro của Microsoft là bước tiến lớn của hãng trong việc áp dụng triết lý đơn giản trong thiết kế, đó dường như cũng sẽ là những gì Microsoft muốn thể hiện trong tương lai.


Home page của Bing luôn tạo được vẻ tươi mới cho người dùng mỗi ngày

Trên thực tế động thái đơn giản hóa của Bing đã được Microsoft triển khai khi đổi tên dịch của tìm kiếm của mình từ Microsoft Live Search sang Bing. Logo mới có đã tạo được sự nhận diện lớn trong suy nghĩ của người tiêu dùng phổ thông. Bên cạnh đó việc thay đổi trang Home của Bing là một đặc điểm nhận diện lớn so với trang Home trắng truyền thống của Google, nó mang lại vẻ đẹp và mới lạ mỗi ngày cho người dùng Bing.

Theo Genk (Tham khảo Venturebeat)

Cách google kiếm 30 triệu USD mỗi năm từ Việt Nam

Mở rộng đối tác phân phối Google Apps, xúc tiến hoạt động thương mại điện tử, dự định mở văn phòng tại Việt Nam…, các hoạt động gần đây cho thấy Google đang để tâm hơn để thị trường Việt Nam.

Nhiều kế hoạch tại Việt Nam

Trong buổi họp mặt các đối tác khu vực Đông Nam Á diễn ra tháng 6/2011, một đại diện của Google đã bày tỏ kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ đem lại doanh số 30 triệu USD/năm cho Google. Thời gian gần đây, có nhiều động thái cho thấy Google đang từng bước thực hiện dự định này, nhất là trong mảng các dịch vụ nhắm đến khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Cuối tháng 4/2012 tại Hà Nội, bà Ann Lavin, Giám đốc bộ phận Chính sách, khu vực Đông Nam Á của Google cho biết thông tin về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực, đặc biệt là việc Thái Lan tiếp cận thương mại điện tử (TMĐT), đẩy mạnh giao dịch trực tuyến và bày tỏ ý muốn triển khai chương trình tương tự ở Việt Nam.

Trước đó, ông Mike Orgill, phụ trách về chính sách công và hợp tác chính phủ khu vực Đông Nam Á của Google đã làm việc với đại diện Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), cho biết mong muốn hợp tác trong lĩnh vực TMĐT, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trực tuyến của các hội viên Hiệp hội. Ông Nguyễn Thanh Hưng, Tổng thư ký VECOM cho biết sẽ tiếp tục làm việc với Google để lên kế hoạch hợp tác cụ thể.
Đối với mảng quảng cáo Adwords vốn khá phổ biến ở Việt Nam, Google hiện có tới 9 đối tác trong nước. Đồng thời Google cũng đang cung cấp dịch vụ Google Apps (bộ ứng dụng đám mây dành cho doanh nghiệp) thông qua đối tác bản địa Gimasys. Qua đối tác, Google cũng cung cấp ứng dụng Google Search Appliance (tìm kiếm trong nội bộ doanh nghiệp), các dịch vụ tư vấn, bản quyền phần mềm, triển khai và hỗ trợ sau bán hàng đối với các sản phẩm/dịch vụ liên quan cho toàn bộ doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam.

Một đại lý ủy quyền của Google cho PC World Vietnam biết, Google có dự định mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động tại bản địa và đang bàn thảo với cơ quan chức năng về việc này.

Ảnh hưởng đến 'bát cơm' của phần mềm nội?

Theo nhận định của một số công ty phần mềm nội, Google có thế mạnh là một nhà cung cấp dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây, đã có kinh nghiệm, có thương hiệu nên có thể dễ dàng tạo được sự chú ý của người dùng.

Trên trang web chính thức, hãng này công bố, trung bình mỗi ngày hàng nghìn doanh nghiệp trên thế giới đăng ký sử dụng dịch vụ Google Apps. Con số do giám đốc vùng Đông Nam Á bộ phận Google Enterprise cung cấp là khoảng 5-7 nghìn. Hiện tại, trên toàn cầu, có hơn 4 triệu doanh nghiệp đang là khách hàng của hãng.

Google Apps là một bộ ứng dụng điện toán đám mây (cloud-based) gồm các công cụ: truyền tin (email mang tên miền của doanh nghiệp; nhắn tin nhanh gồm chat, voice chat và video chat), cộng tác (chia sẻ lịch làm việc; làm việc trên cùng một tài liệu; chia sẻ tài liệu; làm việc theo nhóm/dự án).

Theo giới thiệu, với các dịch vụ này, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn nhân lực CNTT cho mảng kinh doanh chính. Các hoạt động trao đổi thông tin trong nội bộ doanh nghiệp được thông suốt giúp nâng cao hiệu suất làm việc, thúc đẩy cộng tác.

Trong khi đó, ứng dụng Google Search Appliance có thể được dùng trong doanh nghiệp để tối ưu hóa việc sắp xếp và tìm kiếm thông tin. Theo Google, các doanh nghiệp như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, thương mại điện tử... có thể gia tăng hiệu suất làm việc cũng như gia tăng giá trị dịch vụ khi ứng dụng dịch vụ này.

Chưa rõ các doanh nghiệp trong nước sẽ khai thác các dịch vụ của Google đến đâu để tăng hiệu quả kinh doanh, nhưng với các công ty phần mềm nội, rất có thể thị phần sẽ bị co lại.

Không chỉ Google, thời gian gần đây, nhiều hãng phần mềm nước ngoài đều đang có ý định “tấn công” vào thị trường Việt Nam. Từ cuối năm 2011 đến nay, rất nhiều đoàn doanh nghiệp phần mềm của nước ngoài từ Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan và Hàn Quốc... đã có các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm đối tác phân phối và triển khai tại Việt Nam.

Với trường hợp của Google, ông Trịnh Hồng Chương, Giám đốc điều hành, Công ty phần mềm iBoss cho rằng Google có quy mô và tên tuổi quá lớn. Điều này một mặt sẽ mang lại cơ hội sử dụng các phần mềm/ứng dụng có chất lượng cao và chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp trong nước, mặt khác, sẽ là một khó khăn cho các công ty phần mềm như iBoss khi cạnh tranh về chất lượng cũng như quy mô sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Chương cũng nhận định, sản phẩm của Google hay các hãng phần mềm khác - không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của doanh nghiệp. Nhất là các yêu cầu riêng mang tính đặc thù. Đây là phân khúc thị phần phát triển mới có tính chất bổ trợ (add on), nhu cầu này cũng không hề nhỏ. Ngoài ra, các dịch vụ khác như tư vấn, chuyển giao... cũng rất cần khi triển khai ứng dụng các phần mềm nói trên.

Đây có lẽ sẽ là hướng đi mới cho các công ty phần mềm nội trước sự xâm nhập của các sản phẩm ngoại.


Theo pcworld vietnam

Yếu tố tạo nên một Google vĩ đại và đứng đầu thế giới về công nghệ.


Tích cực đấu tranh vì một Internet miễn phí, dành 1 tỉ USD nghiên cứu năng lượng thay thế, mọi dịch vụ Google đều gần như miễn phí đó là 3 trong số 9 yếu tố tạo nên một Google vĩ đại và đứng đầu thế giới về công nghệ.

Google Search tuyệt vời
Điều khiến người dùng cảm thấy Google Search có ích và tinh tế chính là nó có thể “hiểu” và đưa ra lời đề nghị cho những cụm từ khóa sai chính tả. Ví dụ, gõ “bsuinesdfsinsidsr apple earninsg”, Google Search sẽ hỏi lại ý người dùng có phải là “business insider Apple earnings” hay không.
Ngoài những điều nhỏ nhặt thú vị này, bản thân công cụ tìm kiếm của Google cũng rất đáng kinh ngạc. Hầu như chúng ta đều có thể tìm kiếm được những gì mình muốn.

Google Maps còn tuyệt hơn
Nếu có thể “kết hôn” với Google Maps, chúng ta cũng sẽ làm. Chúng vô cùng hoàn hảo và chính xác.
Xe hơi tự lái
Xe hơi tự lái có thể không phải là nhiệm vụ trọng tâm của Google song điều tuyệt vời ở đây là Google đang cố gắng tạo ra công nghệ mới, hữu ích và đáng kinh ngạc, có thể cứu sống nhiều người và thực sự thay đổi thế giới.

“Google Glass”
Một dự án mới mẻ nhưng không kém phần được ngưỡng mộ là Google Glass. Chúng ta có thể giả định kính mắt Google sẽ thất bại, tốn thời gian, lãng phí nguồn lực nhưng không thể không thừa nhận ý tưởng này quá thú vị. Google luôn mơ lớn và nắm lấy mọi cơ hội.

Android
Dù Android còn lâu mới đạt tới sự hoàn hảo, ý tưởng phía sau nó – tạo ra hệ điều hành ưu tú và phân phối rộng rãi – là điều đáng hoan nghênh.

Mọi dịch vụ Google đều gần như miễn phí
Những người phản đối Google có thể bĩu môi “của rẻ là của ôi”. Song thực tế không thể phủ định là Google đã tìm ra con đường mang tới vài trong số những dịch vụ tốt nhất thế giới miễn phí và không thể rẻ hơn.

Google sản sinh ra vô số doanh nhân
Một số cựu nhân viên Google nổi tiếng có thể kể tới như: Evan Williams (công ty của anh tạo ra các trang web nổi tiếng như Blogger, Pyra Labs, Twitter), Biz Stone (đồng sáng lập kiêm Giám đốc sáng tạo Twitter), Kevin Systrom (đồng sáng lập Instagram), Dennis Crowley (đồng sáng lập mạng xã hội Dodgeball và Foursquare), Sheryl Sandberg (Giám đốc điều hành kinh doanh Facebook, cánh tay phải của Mark Zuckerberg), Tim Armstrong (Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch AOL), Dick Costolo (Tổng giám đốc Twitter)...
Ngoài ra, còn nhiều cựu nhân viên Google trở thành những “nhà đầu tư thiên thần” như giúp đỡ ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới thành lập và những câu chuyện doanh nhân thành công.

Google định ra tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp mới thành lập
Mọi công ty lớn đều cung cấp đò ăn miễn phí và một số đặc quyền cho nhân viên. Tuy nhiên, không công ty nào từ các công ty công nghệ thiết kế web đến các nhà bán lẽ nổi tiếng vẫn không hơn được Google về khoản này.

Google dành 1 tỉ USD nghiên cứu năng lượng thay thế
Google đang tìm cách biến việc sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió trở nên khả thi. Dù không phải ngành kinh doanh cốt lõi của Google, ý tưởng này có ý nghĩa với bất cứ ai trên hành tinh.

Google tích cực đấu tranh vì một Internet miễn phí
Tại Mỹ, Google đã dành nhiều nỗ lực, vận động hành lang để Internet có thể cởi mở và miễn phí như bây giờ.
Du LamTheo SAI

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

KEI là gì ?

KEI (Keyword Efficiency Index) là chỉ số hiệu quả của từ khóa. Chỉ số này càng cao càng tốt.

Công thức tính KEI (Keyword Efficiency Index) như sau:
Chúng ta sẽ phân tích rõ hơn:

1. SV – Search Volume (khối lượng tìm kiếm) = là số lượng tìm kiếm ước tính các từ khóa trong 1 tháng. Ví dụ trong trường hợp bạn muốn tìm kiếm cho SV từ “free money”

Bước đầu tiên là để đi đến Free KeyWord, và gõ “free money”, sau đó bạn sẽ nhận được kết quả đó là khoảng 2487 cho từ khoá “free money”. Điều này có nghĩa có khoảng 2.487 lượt tìm kiếm cho từ khoá “free money”. Điều này cũng có nghĩa là 2.487 X 30,5 = 75853,5 / tháng (khoảng tháng tính). 75853,5 chính là SV (Search Volume) cho từ khoá “free money”


 2. C Số lượng website cạnh tranh có chứa từ khóa
Đây là cách dễ dàng … bạn mở Google, sau đó gõ từ khóa “free money”.

 

Sau đó bạn có thể nhìn thấy kết quả trong phần này: “Khoảng 873.000.000 kết quả (0,15 giây) “… Vì vậy, số 873.000.000 chính là số lượng website cạnh tranh có chứ từ khóa mà bạn tối ưu cho website.

Áp dụng công thức trên ta có kết quả là: ~6.6 – đây có vẻ là 1 từ khóa khó, nên chuyển sang 1 từ khóa khác!

Lưu ý: Hãy chọn ra 4-7 từ khóa có chỉ số KEI cao để tối ưu. Từ 4-7 từ khóa này bạn tạo ra 20-30 biến thể từ khóa để việc SEO của bạn dễ dàng hơn.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Cách hiển thị logo trên trang kết quả tìm kiếm của Google

Có 1 số bạn hỏi tôi qua email và Yahoo về cách hiển thị logo trên trang kết quả tìm kiếm của Google, tôi có trả lời "bạn thử tìm hiểu về Rich Snippets của Google, chắc chắn bạn sẽ làm được". Mục đích câu trả lời của tôi là để các bạn tự tìm hiểu sẽ giúp các bạn có kinh nghiệm và hiểu rõ về nó hơn mà thôi. Nay tôi viết bài hướng dẫn này để giúp các bạn hiểu và có thể tự làm được, khi đọc xong bạn sẽ thấy nó chẳng có gì cao siêu và khó khăn cả.



Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ Snippets

Snippets là gì? Snippets là những dòng nội dung xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và nằm dưới tiêu đề. Snippets được thiết kế để cung cấp cho người dùng biết những gì có trên trang web và tại sao nó liên quan đến truy vấn tìm kiếm của họ.
(Bạn có thể tham khảo thêm về Snippets tại đây: http://support.google.com/webmasters...p;answer=99170)

Quay lại vấn đề chính, để hiển thị được Logo hoặc hình ảnh bất kỳ trang kết quả tìm kiếm của Google, bạn có thể sử dụng một trong hai cách sau sau:

1. Hiển thị thông tin tác giả trên công cụ tìm kiếm

Với cách hiển thị thông tin tác giả trên công cụ tìm kiếm, chỉ hiển thị được trên Google.com, hiện tại Google.com.vn chưa hỗ trợ hiển thị thông tin tác giả này, vì thế tôi sẽ không hướng dẫn cách thêm phần thông tin tác giả này vào website của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về nó rất đơn giản tại đây: http://support.google.com/webmasters...answer=1408986


Hiển thị thông tin tác giả trên công cụ tìm kiếm

2. Rich Snippets Recipes

Rich Snippets Recipes thực ra được Google thiết kế để hỗ trợ cho các trang web cung cấp các thực đơn về các món ăn, cách chế biến, thành phần của các món ăn đó và kèm cả hình ảnh của nó nữa...
Lợi dụng đặc điểm là có hỗ trợ hình ảnh trên kết quả tìm kiếm nên một số webmaster đã ứng dụng nó vào website của mình và họ đã thành công, "bước đầu qua mặt được Google". Khi bạn đọc đến đây chắc bạn đã hiểu được một phần vấn đề, vì vậy tôi khuyên các bạn nên bỏ ý định thực hiện việc này, vì nếu bạn đọc tiếp, bạn sẽ tò mò và muốn làm thử cho bằng được. Tôi đã cảnh báo rồi nhé, đọc tiếp hay không là quyền của bạn thôi.

Mỗi Rich Snippets (RS) đều có 3 định dạng khác nhau đó là: Microdata, Microformats, RDFa. Ở bài này tôi sẽ cung cấp cho các bạn code và cách sử dụng Microdata cho RS Recipes.

Đây là đoạn code để hiển thị Logo trên Google:

<div style="margin-top: -1px; position: fixed; text-indent: -99999px;" itemscope itemtype="http://data-vocabulary.org/Recipe" >
<h1 itemprop="name">Tên công ty của bạn</h1>
<img itemprop="photo" src="http://ngocchinh.com/wp-content/themes/ngocchinh/images/logo.png" />
By <span itemprop="author">Trần Ngọc Chính</span>
<span itemprop="summary">Mô tả về công ty bạn</span>
<span itemprop="review" itemscope itemtype="http://data-vocabulary.org/Review-aggregate">
<span itemprop="rating">4.5</span> sao trên
<span itemprop="count">912</span>người dùng</span>
</span>
</div> 
 
Các bạn chỉ cần sửa lại tên công ty, đường dẫn đến Logo của bạn, thông tin Author và mô tả. Sau đó bạn có thể copy đoạn code này đặt vào website của bạn.

Ở hình dưới tôi đã thay thế các thông tin trong code trên để có thể hiển thị logo trên Google, bạn cũng có thể kiểm tra tại công cụ Rich Snippets Testing Tool tại đường dẫn sau: http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets


Rich Snippets Recipes cho trang InboundMarketing.vn

Nếu thấy kết quả của bạn hiện ra Logo là bạn đã làm đúng. Việc còn lại là ngồi chờ Google update website của bạn, thông thường khoảng 2 ngày là bạn sẽ nhìn thấy được kết quả trên công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng định dạng Microformats và RDFa để thực hiện, code cũng gần giống nhau, bạn tham khảo thêm tại: http://support.google.com/webmasters...;answer=173379

Chúc các bạn thành công !

P/s: Mặc dù biết tác dụng của nó sẽ làm đẹp kết quả tìm kiếm của bạn, quảng cáo thêm cho logo hoặc hình ảnh sản phẩm của công ty bạn, tăng tỷ lệ click chuột CTR vào website của bạn, nhưng tôi không khuyến khích các bạn thêm vào website của mình (ngoại trừ trang web của bạn là website cung cấp các công thức chế biến món ăn...) và dừng lại ở mức đọc để hiểu thêm về việc ứng dụng các Snippets mà thôi.


(Nguồn: Ngocchinh.com)

Google và Thuật toán chim cánh cụt

Vừa rồi, trên website SearchEngineLand.com có cập nhật bài viết với tiêu đề The Penguin Update: Google’s Webspam Algorithm Gets Official Name. Như vậy, thuật toán mới năm nay dành cho việc chống các webspam đã được Google đặt tên và lấy tên một con vật mới là chim cánh cụt Google Penguin. Có vẻ thuật toán này mang tính bao quát hơn về các tiêu chí webspam so với chú gấu trúc Google Panda là đánh vào các nội dung farm, theo tiêu chí ban đầu mà Google đưa ra.

Thuật toán này cập nhật những gì?

Theo bài viết gốc mà mình có dẫn link ở trên thì nếu như bạn không quen thuộc với các dạng cập nhật này, Danny Sullivan khuyên bạn nên đọc bài Why Google Panda Is More A Ranking Factor Than Algorithm Update (tại sao Google Panda có vẻ như là một tiêu chí hơn là một thuật toán) gửi hồi năm trước. Bài viết đó giải thích cho việc sử dụng những thuật toán khác nhau để sắp xếp thứ hạng các trang web.
Nói tóm lại, đây là những cập nhật mang tính định kỳ. Năm trước khi Google Panda ra đời và viêc không tìm hiểu kỹ những cập nhật này đã khiến cho nhiều bạn nhầm lẫn về hoạt động của nó.
Tôi đã từng giải thích rằng Google Panda chỉ hoạt động mang tính định kỳ và cập nhật vào một thời điểm nào đó, thường thì tôi quan sát là hay rơi vào ngày thứ 6 (không phải ngày thứ 6 nào cũng vậy). Tóm lại là nó không phải chạy liên tục như các tiêu chí khác khi Google tiến hành quá trình Index mà là chỉ thỉnh thoảng mới được cập nhật.
Việc hiểu rõ cách hoạt động của những cập nhật này sẽ giúp cho bạn dễ dàng phân biệt được hơn website của bạn bị rớt hạng là do Google Panda hay do những tiêu chí khác, và bây giờ là Google Penguin. Một phần cũng bởi vì khi tôi tham gia các diễn đàn thì cứ hễ website bị rớt hạng các webmaster thường hay đổ lỗi cho Google Panda mặc dù nó chưa được cập nhật.
Đối với những cập nhật này thì có lúc có nhiều thay đổi và biến động lớn, có lúc rất khó để nhận ra.

Ai đặt tên cho những cập nhật này?

Google cũng định kỳ tạo ra những thuật toán mới. Với những thuật toán mới này Google đều gán cho nó một cái tên cho dễ nhớ, ví dụ như cập nhật thuật toán Vince vào năm 2009. Cũng có những lúc Google không đặt tên và các webmaster cũng tự động đặt tên cho nó, điển hình là trên trang cộng đồng Webmaster đặt tên với thuật toán là Mayday update vào năm 2010.
Cũng giống như Google Panda, ngay khi thuật toán vừa ra đời cũng không có tên mà sau khi triển khai vận hành rồi thì mới đặt tên cho nó. Như cách đây vài ngày vẫn chưa có tên Google Penguin mà chỉ nói về tác động của thuật toán.
Đầu năm 2011, khi thuật toán Google Panda được cập nhật lần đầu tiên. Google không nói tên gọi của nó mà chỉ sử dụng tên gọi đó trong nội bộ Google. Danny Sullivan biết tên gọi này nhưng vì bảo mật thông tin và không nói ra. Ông đã tự đặt cho nó một cái tên là Farmer, một phần là bởi vì thuật toán này đánh vào các nội dung kém chất lượng được tạo ra cho mục đích đẩy thứ hạng từ khóa trên trang kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thuật toán, Google không muốn thuật toán này chỉ đánh vào các website kém chất lượng được tạo ra nhằm mục đích đẩy thứ hạng cho website chính nào đó. Mà là đánh vào tất cả các nội dung kém chất lượng khác nên lấy tên là Google Panda cho dễ phân biệt.

Lời chào đến chú chim cánh cụt Google Penguin

Từ Google Panda, Google đã tránh không đặt tên cho các thuật toán. Như hồi tháng 01 vừa rồi, Google cập nhật thuật toán xử phạt các website đặt quá nhiều quảng cáo và đặt tên là “page layout algorithm“. Khi mà Penguin được cập nhật đầu tuần này, nó được gọi là “webspam algorithm update”.
Bởi vì Google không đặt tên cho thuật toán này, nên các chuyên gia đã làm cuộc bình chọn cho việc đặt tên trên Google+Facebook, và cái tên cuối cùng được chọn là Titanic. Và vì thế nên có lẽ Google muốn tự đặt tên cho sản phẩm của mình nên đã ra xác nhận đặt tên cho thuật toán này là Google Penguin.

(Nguồn : babywolfvn.com )

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Google cập nhật Google Panda 3.5

Google vừa cho ra thuật toán mới để chống tình trạng SPAM trên trang kết quả tìm kiếm. Theo thông tin từ Matt Cutts nói với Danny Sullivan thì Google cập nhật Google Panda 3.5 vào khoảng ngày 19/04/2012, tức thứ 5 tuần trước theo giờ US, tương đương với khoảng ngày thứ 6 theo giờ Việt Nam. Đây cũng có khả năng là môt lý do khác cho sự biến động của Google mà mình có blog ngày 20/04/2012.
Trong lần cập nhật Google Panda này đã có rất nhiều website lớn bị ảnh hưởng thứ hạng tìm kiếm. Các bạn xem qua hai hình dưới đây để thấy sự biến động này.

Những website được tăng thứ hạng

Đa phần những website này là các thương hiệu lớn và những website tin tức.
Những website tăng lượng truy cập với Google Panda 3.5
Những website tăng lượng truy cập với Google Panda 3.5

Những website rớt hạng

Những website bị rớt hạng với Google Panda 3.5
Những website bị rớt hạng với Google Panda 3.5
Theo thông tin tóm tắt của Searchmetrics thì những website bị rớt hạng rơi vào những dạng sau:
  • Những website thông tin tổng hợp, không có định hướng rõ ràng về nội dung.
  • Những cổng thông tin tích hợp.
  • Những website có giao diện nặng nề.
Ở lần cập nhật Google Panda này, Danny Sullivan tỏ ra khá bất ngờ về danh sách các website bị rớt hạng trên. Điển hình là Digg, nhưng ông cho rằng có lẽ thời hoàng kim của Digg đã hết. Thế nhưng những website như Gothamist, Techdirt, NewsBusters, PaidContent.org nằm trong danh sách cũng là những điều khá bất ngờ.
Trong danh sách này còn có website Cult Of Mac năm trước ở lần cập nhật Google Panda đầu tiên cũng đã bị ảnh hưởng mạnh nhưng sau đó họ lên tiếng phàn nàn thì được phục hồi trở lại một cách thủ công, mặc dù Google phủ nhận điều này. Và Danny cũng cho rằng có khả năng ở lần này cũng sẽ có tình trạng tương tự như vậy. Tuy nhiên, Danny cũng cho rằng khả năng những website này bị rớt hạng cũng không hẳn là do Google Panda mà là lý do khác, điển hình như lỗi Google Classified for parked domain mà mình cũng đã có bài viết gửi lên hai ngày trước.
Như vậy, ở lần thông báo việc cập nhật Google Panda vừa rồi cũng cùng thời điểm với việc Matt Cutts đưa ra lời thông báo và xin lỗi về lỗi Classified for parked domain. Điều này đã làm cho các webmaster khá lúng túng và không rõ rằng lý do chính nằm ở đâu. Theo tôi hiểu thì thuật toán Classified for parked domain này cũng nằm trong việc cập nhật Google Panda và ở lần cập nhật này bị phát sinh ra lỗi. Chính vì điểm đó mà có sự biến động lớn so với những lần cập nhật Google Panda trước đây.

Giải đáp hàng loạt các website bất ngờ bị rớt hạng


Vào khoảng ngày 20/04/2012, hàng loạt các website đang đứng ở thứ hạng cao bất ngờ bị rớt hạng. Điều này đã làm rất nhiều các webmaster trên thế giới không khỏi cảm thấy bất ngờ. Lúc đầu, ngay cả các chuyên gia còn lầm tưởng có lẽ là do Google cập nhật Google Panda phiên bản mới hoặc Google tiến hành xử phạt các website làm SEO quá liều. Tuy nhiên, ngay sau đó, Matt Cutts, người đại diện của Google giao tiếp với các webmaster đã xác nhận trên Google+ đây không phải là cập nhật Google Panda và xử phạt các website làm SEO quá liều mà là do lỗi thuật toán Classifier for parked domain.



Vậy thuật toán Classifier for parked domain là gì? Nếu bạn thường xuyên theo dõi những cập nhật của Google thông qua trang blog Inside Search thì vào tháng 12/2011 Google đã có thông báo cập nhật thuật toán này.

New “parked domain” classifier: This is a new algorithm for automatically detecting parked domains. Parked domains are placeholder sites that are seldom useful and often filled with ads. They typically don’t have valuable content for our users, so in most cases we prefer not to show them.

Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu cơ tên miền, họ mua tên miền chỉ với mục đích mua đi và bán lại, họ không xây dựng website thật sự. Trong thời gian giữ tên miền họ tận dụng các công cụ quảng cáo cho các tên miền không sử dụng. Ngoài ra, cũng có một số người mua tên miền đẹp về giữ để khi có điều kiện thì triển khai website. Trong thời gian chưa định hướng và phát triển website được, họ cũng dùng cách đặt quảng cáo trên tên miền để thu tiền quảng cáo. Hay trong trường hợp khi nghiên cứu và phát hiện ra được từ khóa tiềm năng có nhiều lượt tìm kiếm, họ mua tên miền tương ứng với truy vấn tìm kiếm để đặt quảng cáo thu tiền.

Và theo như thông báo trên, Google cho rằng các website này không mang lại lợi ích rõ ràng cho người dùng. Do đó, Google đã cho ra thuật toán để đánh tụt hạng hoặc không hiển thị các website này trên các trang kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên, vào khoảng đầu tuần trước thì có lẽ do thuật toán này được cập nhật thêm và phát sinh ra lỗi khiến cho nhiều website bị đánh đồng với các loại website được mua domain và chỉ có nội dung quảng cáo. Có rất nhiều webmaster đã gửi than phiền đến Google vì có nhiều website bị giảm lưu lượng truy cập lên đến 60% chỉ trong một ngày. Ngoài ra, còn khiến khá nhiều doanh nghiệp thất thu khi xảy ra lỗi này.


Theo babywolfvn.com