Nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên tư vấn về SEO có hạng thì
20 yếu tố dưới đây sẽ là những yếu tố quan trọng nhất bạn cần có để
thành công.
1) Kiến thức: Một nền tảng kiến thức chuyên sâu và rộng về SEO sẽ là điều bạn cần có đầu tiên. Và chắc chắn nó không chỉ bao hàm những kiến thức đơn giản bạn có được từ một cuốn sách nói về SEO. Điều bạn cần là những kinh nghiệm thực tế và đặc biệt là kiến thức có được khi làm việc cho một công ty SEO hàng đầu. Tham gia các buổi hội thảo chuyên ngành cũng là cách giúp tăng kiến thức nhanh chóng và mở rộng mối quan hệ trong ngành.
2) Tham vọng: Đây là một yếu tố cần thiết nếu bạn thật sự muốn làm riêng và xây dựng công việc kinh doanh của mình. Một tham vọng lớn cùng mục tiêu rõ ràng và có giá trị sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và thành công.
3) Một logo dễ nhận diện: Một biểu tượng dễ nhớ và nổi bật sẽ là yếu tố nhận diện thương hiệu của bạn đối với khách hàng. Và bạn cũng có thể dễ dàng có được những mẫu thiết kế hết sức chuyên nghiệp với giá cả phải chăng trên thị trường.
4) Danh thiếp: Một mẫu danh thiếp được in ấn chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu rất tốt với khách hàng. Đây cũng là một yếu tố cơ bản nhưng quan trọng cần đầu tư.
5) Kỹ năng kế toán cơ bản: Nếu bạn không có khả năng quản lý các sổ sách kế toán, hãy nhờ người có kỹ năng chuyên môn làm giúp bạn. Và luôn luôn nhớ rằng việc kinh doanh sẽ chỉ có lãi khi số tiền bạn bỏ ra ít hơn số tiền bạn thu lại.
6) Một người thầy: Lời khuyên từ những người đi trước bạn trong công việc kinh doanh luôn luôn có ích. Đặc biệt nếu bạn mới bước chân vào lĩnh vực của mình. Hãy mời họ ăn trưa, nói chuyện với họ và hỏi về các ý kiến chuyên môn. Chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều điều.
7) Một nơi lưu trữ dữ liệu: Bạn sẽ không thể biết được trước nếu một mẩu tin hay bài báo cũ sẽ là lời giải cho vấn đề hiện tại của mình. Chính vì vậy hãy luôn tìm cho mình một nơi cất giữ tài liệu gọn gàng và dễ truy cập (có thể là các website trực tuyến hoặc phần mềm).
8) Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng hàng đầu. Và nó càng quan trọng hơn khi bạn bắt đầu làm chủ. Có rất nhiều cách thức và chiến thuật để quản lý thời gian hiệu quả, hãy chọn cách phù hợp nhất với mình.
9) Kỹ năng giao tiếp với khách hàng: Khách hàng luôn là người cần sự trợ giúp từ bạn và việc bạn giao tiếp để tạo được sự tin tưởng với khách hàng sẽ là yếu tố quyết định tới doanh số của bạn.
10) Kỹ năng liên kết: Nếu công việc kinh doanh của bạn mới chỉ bắt đầu thì việc đầu tiên bạn cần nghĩ tới là thành lập được một mạng lưới những mối quan hệ có ích cho việc phát triển công việc của bạn. Hãy tới tham dự các buổi hội thảo chuyên ngành và bắt chuyện, làm quen với những người có khả năng giới thiệu bạn tới những nhân vật quan trọng hơn. Điều đó sẽ cho bạn một nền tảng vững chắc cho những mối quan hệ làm ăn sau này.
11) Một cuốn lịch: Với mục đích đánh dấu những sự kiện và buổi hội thảo quan trọng diễn ra trong thời gian tới. Hãy nhớ đánh dấu cả các sự kiện liên quan tới SEO và không liên quan tới SEO. Bởi các sự kiện về SEO sẽ cho bạn cơ hội mở rộng quan hệ, còn các sự kiện không liên quan sẽ là cơ hội tiếp cận khách hàng.
12) Một công cụ dò website tốt (site-crawling): Những công cụ dò website như Screaming Frog sẽ là trợ thủ đắc lực cho các công việc như SEO Audit, tối ưu hóa Onpage SEO… cho các website của khách hàng và đặc biệt là các website lớn khi bạn không thể làm bằng tay tất cả các công việc.
13) Một cơ sở dữ liệu link tốt: 2 ví dụ điển hình và có lẽ là tốt nhất hiện nay là MajesticSEO và Open Site Explorer. Nếu bạn có thể đầu tư cho cả 2 dịch vụ này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất về các yếu tố Offpage SEO của bất kỳ website hay webpage nào.
14) Các công cụ hỗ trợ việc báo cáo: Các công cụ tiêu biểu có thể kể đến là Microsoft Excel, Google Spreadsheets và Google Docs. Để làm việc hiệu quả với các công cụ này, bạn cần có các mẫu báo cáo đã được chuẩn hóa để có thể tái sử dụng nhiều lần.
15) Hiểu biết rộng về Google Analytics và các công cụ đo lường website khác: Hầu hết khách hàng sẽ yêu cầu có các công cụ như Google Analytics hay các công cụ đo lường website tương tự. Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình nền tảng kiến thức sâu rộng về các công cụ này.
16) Mở rộng tầm hiểu biết: Đừng chỉ giới hạn sự hiểu biết của bạn về SEO, hãy mở rộng kiến thức của bạn ra cả các mảng như mạng xã hội (Social Media) hay các kiến thức marketing căn bản.
17) Biết một chút về lập trình: Việc nắm bắt và sử dụng thành thạo được một hoặc một vài ngôn ngữ lập trình căn bản sẽ là một lợi thế rất lớn đối với người làm SEO.
18) Một công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả: Có rất nhiều công cụ trên thị trường và mỗi công cụ có những ưu, nhược điểm riêng. Nhưng bạn có thể bắt đầu với SEMRush, WordTracker, KeywordDiscovery hoặc Wordze. Chúng đều là những công cụ rất tốt và cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu.
19) Một phương thức làm việc hiệu quả: Mặc dù quy trình làm việc của bạn có thể thay đổi theo thời gian nhưng hãy chắc chắn rằng bạn luôn có một phương thức chung cụ thể để trao đổi với khách hàng.
20) Khách hàng: Có lẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ công việc kinh doanh nào. Không có họ thì không kinh doanh gì hết! Chính vì vậy, trước khi bắt đầu việc kinh doanh về SEO của mình, bạn nên có ít nhất một khách hàng sẵn sàng đặt hàng và làm việc cùng bạn. Điều đó sẽ giúp những bước đầu tiên bớt khó khăn rất nhiều.
Mặc dù 20 yếu tố kể trên chưa phải là tất cả những yếu tố cần thiết khi nói tới việc kinh doanh nói chung và kinh doanh về SEO nói riêng nhưng chắc chắn nếu bạn đảm bảo được các yếu tố đó, công việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển nhanh chóng!
1) Kiến thức: Một nền tảng kiến thức chuyên sâu và rộng về SEO sẽ là điều bạn cần có đầu tiên. Và chắc chắn nó không chỉ bao hàm những kiến thức đơn giản bạn có được từ một cuốn sách nói về SEO. Điều bạn cần là những kinh nghiệm thực tế và đặc biệt là kiến thức có được khi làm việc cho một công ty SEO hàng đầu. Tham gia các buổi hội thảo chuyên ngành cũng là cách giúp tăng kiến thức nhanh chóng và mở rộng mối quan hệ trong ngành.
2) Tham vọng: Đây là một yếu tố cần thiết nếu bạn thật sự muốn làm riêng và xây dựng công việc kinh doanh của mình. Một tham vọng lớn cùng mục tiêu rõ ràng và có giá trị sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và thành công.
3) Một logo dễ nhận diện: Một biểu tượng dễ nhớ và nổi bật sẽ là yếu tố nhận diện thương hiệu của bạn đối với khách hàng. Và bạn cũng có thể dễ dàng có được những mẫu thiết kế hết sức chuyên nghiệp với giá cả phải chăng trên thị trường.
4) Danh thiếp: Một mẫu danh thiếp được in ấn chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu rất tốt với khách hàng. Đây cũng là một yếu tố cơ bản nhưng quan trọng cần đầu tư.
5) Kỹ năng kế toán cơ bản: Nếu bạn không có khả năng quản lý các sổ sách kế toán, hãy nhờ người có kỹ năng chuyên môn làm giúp bạn. Và luôn luôn nhớ rằng việc kinh doanh sẽ chỉ có lãi khi số tiền bạn bỏ ra ít hơn số tiền bạn thu lại.
6) Một người thầy: Lời khuyên từ những người đi trước bạn trong công việc kinh doanh luôn luôn có ích. Đặc biệt nếu bạn mới bước chân vào lĩnh vực của mình. Hãy mời họ ăn trưa, nói chuyện với họ và hỏi về các ý kiến chuyên môn. Chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều điều.
7) Một nơi lưu trữ dữ liệu: Bạn sẽ không thể biết được trước nếu một mẩu tin hay bài báo cũ sẽ là lời giải cho vấn đề hiện tại của mình. Chính vì vậy hãy luôn tìm cho mình một nơi cất giữ tài liệu gọn gàng và dễ truy cập (có thể là các website trực tuyến hoặc phần mềm).
8) Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng hàng đầu. Và nó càng quan trọng hơn khi bạn bắt đầu làm chủ. Có rất nhiều cách thức và chiến thuật để quản lý thời gian hiệu quả, hãy chọn cách phù hợp nhất với mình.
9) Kỹ năng giao tiếp với khách hàng: Khách hàng luôn là người cần sự trợ giúp từ bạn và việc bạn giao tiếp để tạo được sự tin tưởng với khách hàng sẽ là yếu tố quyết định tới doanh số của bạn.
10) Kỹ năng liên kết: Nếu công việc kinh doanh của bạn mới chỉ bắt đầu thì việc đầu tiên bạn cần nghĩ tới là thành lập được một mạng lưới những mối quan hệ có ích cho việc phát triển công việc của bạn. Hãy tới tham dự các buổi hội thảo chuyên ngành và bắt chuyện, làm quen với những người có khả năng giới thiệu bạn tới những nhân vật quan trọng hơn. Điều đó sẽ cho bạn một nền tảng vững chắc cho những mối quan hệ làm ăn sau này.
11) Một cuốn lịch: Với mục đích đánh dấu những sự kiện và buổi hội thảo quan trọng diễn ra trong thời gian tới. Hãy nhớ đánh dấu cả các sự kiện liên quan tới SEO và không liên quan tới SEO. Bởi các sự kiện về SEO sẽ cho bạn cơ hội mở rộng quan hệ, còn các sự kiện không liên quan sẽ là cơ hội tiếp cận khách hàng.
12) Một công cụ dò website tốt (site-crawling): Những công cụ dò website như Screaming Frog sẽ là trợ thủ đắc lực cho các công việc như SEO Audit, tối ưu hóa Onpage SEO… cho các website của khách hàng và đặc biệt là các website lớn khi bạn không thể làm bằng tay tất cả các công việc.
13) Một cơ sở dữ liệu link tốt: 2 ví dụ điển hình và có lẽ là tốt nhất hiện nay là MajesticSEO và Open Site Explorer. Nếu bạn có thể đầu tư cho cả 2 dịch vụ này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất về các yếu tố Offpage SEO của bất kỳ website hay webpage nào.
14) Các công cụ hỗ trợ việc báo cáo: Các công cụ tiêu biểu có thể kể đến là Microsoft Excel, Google Spreadsheets và Google Docs. Để làm việc hiệu quả với các công cụ này, bạn cần có các mẫu báo cáo đã được chuẩn hóa để có thể tái sử dụng nhiều lần.
15) Hiểu biết rộng về Google Analytics và các công cụ đo lường website khác: Hầu hết khách hàng sẽ yêu cầu có các công cụ như Google Analytics hay các công cụ đo lường website tương tự. Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình nền tảng kiến thức sâu rộng về các công cụ này.
16) Mở rộng tầm hiểu biết: Đừng chỉ giới hạn sự hiểu biết của bạn về SEO, hãy mở rộng kiến thức của bạn ra cả các mảng như mạng xã hội (Social Media) hay các kiến thức marketing căn bản.
17) Biết một chút về lập trình: Việc nắm bắt và sử dụng thành thạo được một hoặc một vài ngôn ngữ lập trình căn bản sẽ là một lợi thế rất lớn đối với người làm SEO.
18) Một công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả: Có rất nhiều công cụ trên thị trường và mỗi công cụ có những ưu, nhược điểm riêng. Nhưng bạn có thể bắt đầu với SEMRush, WordTracker, KeywordDiscovery hoặc Wordze. Chúng đều là những công cụ rất tốt và cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu.
19) Một phương thức làm việc hiệu quả: Mặc dù quy trình làm việc của bạn có thể thay đổi theo thời gian nhưng hãy chắc chắn rằng bạn luôn có một phương thức chung cụ thể để trao đổi với khách hàng.
20) Khách hàng: Có lẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ công việc kinh doanh nào. Không có họ thì không kinh doanh gì hết! Chính vì vậy, trước khi bắt đầu việc kinh doanh về SEO của mình, bạn nên có ít nhất một khách hàng sẵn sàng đặt hàng và làm việc cùng bạn. Điều đó sẽ giúp những bước đầu tiên bớt khó khăn rất nhiều.
Mặc dù 20 yếu tố kể trên chưa phải là tất cả những yếu tố cần thiết khi nói tới việc kinh doanh nói chung và kinh doanh về SEO nói riêng nhưng chắc chắn nếu bạn đảm bảo được các yếu tố đó, công việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển nhanh chóng!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét